Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có các nội dung và yêu cầu như thế nào theo quy định?
Tuyến bảo vệ độc lập nào trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro?
Tuyến bảo vệ độc lập trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện:
(i) Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro;
(ii) Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh;
(iii) Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện:
(i) Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 18 Thông tư này;
(ii) Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 22 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
4. Ý kiến thảo luận (ý kiến thống nhất và không thống nhất) và kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự, Hội đồng rủi ro, Hội đồng quản lý vốn, Hội đồng quản lý tài sản/nợ phải trả (Hội đồng ALCO) phải được ghi lại bằng văn bản.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tuyến bảo vệ độc lập thứ hai trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro.
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có các nội dung và yêu cầu như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có các nội dung nào?
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Chính sách quản lý rủi ro
1. Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành, sửa đổi, bổ sung. Thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
2. Chính sách quản lý rủi ro tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khẩu vị rủi ro bao gồm:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu;
(ii) Chỉ tiêu về thu nhập: Tỷ suất giữa lợi nhuận so với Vốn chủ sở hữu (Returns on Equity - ROE); tỷ suất giữa lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro so với Vốn tự có (Risk Adjusted Returns on Capital - RAROC);
(iii) Chỉ tiêu khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Danh sách các rủi ro trọng yếu theo quy định tại Thông tư này;
c) Chiến lược quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có tối thiểu các nội dung sau:
- Khẩu vị rủi ro bao gồm:
+ Tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu;
+ Chỉ tiêu về thu nhập: Tỷ suất giữa lợi nhuận so với Vốn chủ sở hữu (Returns on Equity - ROE); tỷ suất giữa lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro so với Vốn tự có (Risk Adjusted Returns on Capital - RAROC);
+ Chỉ tiêu khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Danh sách các rủi ro trọng yếu theo quy định tại Thông tư này;
- Chiến lược quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu.
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được lập cho thời gian tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo, được đánh giá định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần và đánh giá đột xuất do ngân hàng thương mại, ngân hàng mẹ quy định để điều chỉnh kịp thời khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, pháp lý để đạt được mục tiêu quản lý rủi ro;
- Phù hợp lợi ích của cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của ngân hàng thương mại, ngân hàng mẹ theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với mức vốn tự có và mức độ sẵn có của các nguồn tăng vốn tự có;
- Có tính kế thừa, liên tục để bảo đảm tính khả thi qua các chu kỳ kinh tế
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?