Chính sách hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương dựa theo nguyên tắc nào?
- Chính sách hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương dựa theo nguyên tắc nào?
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai phải có điều kiện gì?
- Mức hỗ trợ giống cây trồng thiệt hại trên 45% từ ngân sách nhà nước là bao nhiêu?
Chính sách hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 187/2010/TT-BTC, có quy định về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương:
Ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương một phần kinh phí hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 2 Thông tư này với nguyên tắc:
1. Các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản;
2. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại hỗ trợ 70% mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản;
4. Các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.
5. Đối với các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh đã ban hành bằng quyết định cụ thể, nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của quyết định đó, không áp dụng nguyên tắc hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, chính sách hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương dựa theo nguyên tắc sau:
- Các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% mức hỗ trợ giống cây trồng;
- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại hỗ trợ 70% mức hỗ trợ giống cây trồng;
- Các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.
Giống cây trồng (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai phải có điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 187/2010/TT-BTC quy định như sau:
Điều kiện ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm:
1. Diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, hải sản và số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm phải có xác nhận của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các đơn vị liên quan làm căn cứ thanh toán hỗ trợ.
a) Đối với cây trồng: Căn cứ bảng kê thiệt hại của các thôn, bản về diện tích gieo trồng (lúa, ngô, hoa màu), diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại (chi tiết đến từng đối tượng), Chủ tịch UBND xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện để lập biên bản kiểm tra; đồng thời tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giống khôi phục sản xuất báo cáo UBND cấp huyện thẩm định để làm căn cứ thanh toán hỗ trợ theo quy định.
…
3. Việc xác định mức độ thiệt hại cụ thể đối với từng loại diện tích cây trồng, vật nuôi và diện tích nuôi trồng thuỷ sản, hải sản theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tượng tham gia xác nhận thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Theo đó thì ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng bị thiệt hại do thiên tai phải có những điều kiện theo quy định nêu trên.
Mức hỗ trợ giống cây trồng thiệt hại trên 45% từ ngân sách nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 187/2010/TT-BTC, được sửa đổi bởi Thông tư 33/2013/TT-BTC có quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và mức độ thiệt hại của từng loại cây trồng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
…
Như vậy, mức hỗ trợ giống cây trồng thiệt hại trên 45% từ ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích lúa lai bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?