Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?
- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được có là đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP hay không?
- Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Kinh phí thực hiện chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư do ai chi trả?
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được có là đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP hay không?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
...
đ) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, được doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp), gồm: người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
Theo đó, Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định về chính sách hỗ trợ đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được hỗ trợ là những chủ thể sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Được doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp.
Cụ thể bao gồm:
- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ̣̣(Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp; Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chuyển thành đơn vị sự nghiệp; Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.), tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm;
- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty, thì người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dự sẽ được hưởng chính sách được quy định tại Điều 5 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
1. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chính sách quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chính sách tại Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP (không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp...)
- Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP (Trợ cấp mất việc làm hoặc nhận Trợ cấp thôi việc).
Kinh phí thực hiện chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư do ai chi trả?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định như sau về Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư
1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 3 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 148/2021/NĐ-CP);
b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP;
c) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.
2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 4 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại;
b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.
Theo đó, kinh phí thực hiện đối với đại diện phần vốn của doanh nghiệp bị dôi dư được thực hiện bởi đa dạng các nguồn nêu trên (tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật,...)
Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?