Chính sách bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng?
Chính sách bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT về việc quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng như sau:
- Về đối tượng hỗ trợ: Ban quản lý rừng đặc dụng, cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Kinh phí để Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức thuê, khoán bảo vệ rừng; mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; các hoạt động khác được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm, gồm: Nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
- Về mức hỗ trợ:
+ Kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng: Ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên, Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để Ban quản lý rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng; mức trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích được giao (mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Nội dung chi khoản này hàng năm do cấp có thẩm quyền phê duyệt (căn cứ khoản 2 Điều 7 Quyết định 24/2012/QĐ-TTg)
+ Kinh phí hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm (căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 24/2012/QĐ-TTg).
- Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chính sách bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng? (Hình từ Internet)
Quy định về việc hỗ trợ bảo vệ rừng là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT:
- Đối tượng rừng:
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do công ty lâm nghiệp quản lý;
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại khu vực nằm ngoài các xã khu vực II, khu vực III theo Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Đối tượng được hỗ trợ:
+ Công ty lâm nghiệp;
+ Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, thời gian hỗ trợ thực hiện từ năm 2023.
- Tiêu chí được hỗ trợ:
+ Thuộc đối tượng quy định nêu trên;
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền. Đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phải có Quyết định công bố hiện trạng rừng cấp huyện;
+ Được nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.
- Mức hỗ trợ:
+ Công ty lâm nghiệp: Áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.
+ Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
- Phương thức hỗ trợ:
+ Đối với công ty lâm nghiệp căn cứ vào nghiệm thu kết quả theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT;
+ Đối với ban quản lý rừng, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thì căn cứ vào kết quả nghiệm thu hàng năm để thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT.
Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng tại cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT:
- Đối tượng được hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Tổ chức quản lý bảo vệ đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, gồm: duy trì hoạt động của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hợp đồng lao động bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng;
+ Tổ chức các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, gồm: xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng; hỗ trợ người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn; hoạt động của Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của cấp xã.
+ Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý thực hiện theo Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT.
+ Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?