Chính phủ quy định về, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào trong bộ máy hành chính?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ trong giáo dục và đào tạo như sau:
- Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân.
- Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảo đảm phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện xây dựng xã hội học tập.
- Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.
Như vậy, bạn thấy rằng nhiệm vụ của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo như: Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển giáo dục và tạo các cơ hội cho toàn xã hội được học tập và ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng sâu vùng xa để khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa cho những hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó về phí quyền hạn của Chính phủ như: Thống nhất quản lý về giáo dục quốc dân, quyết định các chính sách về giáo dục đảm bảo theo sự phát triển của kinh tế- xã hội.
Bộ máy hành chính quản lý giáo dục
Vị trí, chức năng của Bộ giáo dục và đào tạo trong bộ máy hành chính là gì?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước thì Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan đến giáo dục từ cấp mầm non đến các cơ sở giáo dục khác. Định hướng mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung giáo dục, đảm bảo chất lượng và các dịch vụ sự nghiệp công nằm trong phạm vi quản lý.
Cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo trong bộ máy hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
“1. Vụ Giáo dục Mầm non.
2. Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Vụ Giáo dục Trung học.
4. Vụ Giáo dục Đại học.
5. Vụ Giáo dục dân tộc.
6. Vụ Giáo dục thường xuyên.
7. Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
8. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
9. Vụ Giáo dục thể chất.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
12. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
13. Vụ Pháp chế.
14. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
15. Văn phòng.
16. Thanh tra.
17. Cục Quản lý chất lượng.
18. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Cục Hợp tác quốc tế.
21. Cục Cơ sở vật chất.
22. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
23. Học viện Quản lý giáo dục.
24. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
25. Báo Giáo dục và Thời đại.
26. Tạp chí Giáo dục.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 22 đến khoản 26 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Văn phòng có 06 phòng.
Thanh tra, Cục Quản lý chất lượng, Cục Hợp tác quốc tế có 04 phòng.
Cục Công nghệ thông tin, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Cục Cơ sở vật chất có 03 phòng."
Như vậy, bạn thấy rằng cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo gồm các vụ từ mầm non đến các vụ khác theo quy định, ngoài ra còn có các cục thanh tra, các cục, các viện. Được Chính phủ quy định rõ ràng trong bộ máy hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?