Chính phủ điện tử là gì? Cơ quan nào làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử?
Chính phủ điện tử là gì?
Hiện nay, tại Luật An ninh mạng 2018 cũng như ở một số văn bản hướng dẫn có liên quan không có định nghĩa thế nào là "Chính phủ điện tử".
Có thể thấy, Chính phủ điện tử (Electronic government - eGovernment) là một thuật ngữ chung cho các dịch vụ dựa trên web từ các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc chính phủ, và chính quyền địa phương.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Chính phủ điện tử. Theo Liên Hợp Quốc, Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của Chính phủ tới công dân.
Định nghĩa của UNESCO (năm 2005): “Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu suất hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân. Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử, quy trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử.”
Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan chính phủ, thông qua việc cung cấp dịch vụ công trên các nền tảng như website, ứng dụng... giúp cho các cơ quan Chính phủ đổi mới phương thức giải quyết công việc theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn, cung cấp đầy đủ, liên tục với chi phí thấp các dịch vụ công cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin điện tử.
Chính phủ điện tử là gì? Cơ quan nào làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử?
Cơ quan làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử được căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Trung tâm thông tin do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 443/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Quan hệ công tác với cơ quan quản lý chuyên ngành và các bộ, ngành, địa phương
1. Trung tâm có trách nhiệm giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
2. Chủ trì tổ chức thực hiện các hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp của ngành Thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt;
3. Làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; đầu mối kết nối với mạng thông tin của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; là đầu mối về an toàn, an ninh thông tin;
4. Hỗ trợ thanh tra các cấp, các ngành trong triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xây dựng ngành Thanh tra theo yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, Trung tâm thông tin thuộc Thanh tra Chính phủ làm đầu mối về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Trung tâm thông tin thuộc Thanh tra Chính phủ còn làm đầu mối kết nối với mạng thông tin của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; là đầu mối về an toàn, an ninh thông tin.
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử hiện nay do ai làm Chủ tịch?
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử hiện nay đã được đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1619/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
Điều 1. Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (sau đây gọi tắt là Ủy ban), gồm các thành viên sau đây:
1. Chủ tịch Ủy ban: Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban: Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực thông tin và truyền thông.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Các Ủy viên Ủy ban:
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số hiện nay do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?