Chính phủ chỉ đạo triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như thế nào?
Về rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn về rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản như sau:
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tiếp tục rà soát và hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản theo lộ trình phù hợp.
- Chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hiệu lực, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Đối với văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổng cục, cục được bộ đề xuất Chính phủ giao chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra thì thời hạn hoàn thành là trước ngày 01 tháng 7 năm 2023.
- Đối với các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập do sắp xếp, tổ chức lại, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn thành xong các thủ tục sắp xếp, tổ chức lại và ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức, đơn vị.
Chính phủ chỉ đạo triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP và các Nghị định quy định tổ chức và hoạt động thanh tra ngành, lĩnh vực trong một số lĩnh vực có sự thay đổi tên gọi của tổ chức cấp cục, chi cục (không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ) khi sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc trường hợp sáp nhập/hợp nhất cục, chi cục thì tổ chức mới được tiếp tục được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho đến khi có quy định mới thay thế.
- Trường hợp tổng cục tổ chức lại thành các cục, vụ (có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ) thì việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của tổng cục do cục tổ chức lại từ tổng cục thực hiện sau khi thống nhất ý kiến với Thanh tra Chính phủ; trong trường hợp chưa thống nhất thì do Thanh tra bộ thực hiện.
- Trường hợp cục tổ chức lại thành vụ thì việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của cục do Thanh tra bộ thực hiện.
- Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ việc thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Trường hợp khó khăn, vướng mắc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Về việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 hướng dẫn về việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách như sau:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
- Tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới được hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc mới.
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới hình thành.
- Giải quyết chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
- Giải quyết chế độ thôi việc, chính sách tinh giản biên chế và các chính sách khác theo pháp luật hiện hành; thực hiện sắp xếp lại số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sau khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế phù hợp tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?