Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào? Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản?

Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc nào? Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào? Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản? Thắc mắc đến từ bạn L.K sống ở Long Thành.

Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản?

Quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản theo khoản 2 Điều 80 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 13 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
b) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; tổ chức lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
đ) Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
e) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
g) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;
h) Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
i) Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản.

Chiến lược khoáng sản

Chiến lược khoáng sản (Hình từ Internet)

Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia;

- Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;

- Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội;

- Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.

Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào?

Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính theo khoản 2 Điều 9 Luật Khoáng sản 2010 sau đây:

- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;

- Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.

Lưu ý:

Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.

Khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khoáng sản
Chiến lược khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn của giấy phép thăm dò khoáng sản là bao lâu?
Pháp luật
Thạch cao có nằm trong danh mục khoáng sản Việt Nam không? Tổ chức cá nhân nào khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Khai thác cát, sỏi trái phép lần thứ hai và bị bắt với khối lượng 5m3 có phải là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Việc lập chiến lược khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng không?
Pháp luật
Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào? Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản?
Pháp luật
Kế hoạch sử dụng đất thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030 ra sao?
Pháp luật
Đá trầm tích có phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác đá trầm tích không?
Pháp luật
Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật thì khoáng sản được định nghĩa như thế nào? Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động gì?
Pháp luật
Công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình hào phải đảm bảo những yêu cầu nào? Khu vực thi công có phải đặt biển cảnh báo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoáng sản
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,019 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoáng sản Chiến lược khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản Xem toàn bộ văn bản về Chiến lược khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào