Chiếm đoạt chất ma túy là gì? Chiếm đoạt bao nhiêu gam ma túy thì bị tử hình theo quy định của pháp luật?
Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi nào?
Dựa theo quy định tại tiểu mục 3.4 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
VỀ CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
...
3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)
...
3.4. “Chiếm đoạt chất ma túy” là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194 BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.
...
Theo đó, chiếm đoạt chất ma túy được hiểu là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác.
Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi nào? (Hình từ Internet)
Chiếm đoạt chất ma túy bao nhiêu gam ma túy thì bị tử hình theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 69 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội chiếm đoạt chất ma túy.
Theo đó, đối với Tội chiếm đoạt chất ma túy thì phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
- Chiếm đoạt heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
- Chiếm đoạt lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
- Chiếm đoạt quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
- Chiếm đoạt quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
- Chiếm đoạt các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
- Chiếm đoạt các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
- Chiếm đoạt mà có 02 chất ma túy trở lên với tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 252 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 69 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Như vậy, hiện nay khung hình phạt cao nhất đối với hành vi chiếm đoạt chất ma túy là tù chung thân mà không phải tử hình.
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là gì?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định như sau:
- Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
- Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
+ Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
+ Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?