Chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào đối với quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng?
- Chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào đối với quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng?
- Di sản là bất động sản ở nước ngoài và hình thức di chúc được lập theo quy định ở quốc gia đó thì có được công nhận tại Việt Nam không?
- Vợ hoặc chồng của người chết có được nhận di sản thừa kế trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng không?
Chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào đối với quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."
Như vậy hợp đồng chỉ chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện, tuy nhiên hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng này không phải chỉ được xác lập bởi 1 mình người chồng.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."
Căn cứ vào những quy định trên, việc chia di sản thừ kế đối với quyền sử dụng đất thì người hưởng di sản thừa kế theo di chúc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Thông thường, trong những trường hợp di sản thừa kế là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, phải đến khi đến hạn, thanh lý hợp đồng và giải chấp, thì người được hưởng di sản mới có thể yêu cầu chia thừa kế.
Ngoài ra, có một cách khác, đó là những người thừa kế thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính để được thanh lý hơp đồng, giải chấp và yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
Tải mẫu đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất 2023:
Tải về mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất 2023: Tại Đây
Di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Di sản là bất động sản ở nước ngoài và hình thức di chúc được lập theo quy định ở quốc gia đó thì có được công nhận tại Việt Nam không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 681. Di chúc
1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản."
Như vậy di sản là bất động sản ở nước ngoài và hình thức di chúc được lập theo quy định ở quốc gia đó thì cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật.
Vợ hoặc chồng của người chết có được nhận di sản thừa kế trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."
Như vậy vợ hoặc chồng của người chết vẫn được hưởng phần di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?