Chi trả người hưởng chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội trong thời gian tới đúng không?
Chi trả người hưởng chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội trong thời gian tới đúng không?
Ngày 01/01/2024, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn 61/UBND-KSTTHC về việc triển khai người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội (ASXH) đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP của TP Hà Nội thống nhất về chủ trương cần triển khai ngay việc thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách ASXH, đặc biệt là phương án chi trả không dùng tiền mặt đối với người lao động, các đối tượng được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội và chính sách trợ cấp của Nhà nước.
Đây là cơ sở để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt khuyến khích, vận động người dân thuộc diện được hưởng chính sách ASXH thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) và có nhu cầu thực hiện chi trả không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, hỗ trợ toàn diện người dân thuộc diện được hưởng chính sách ASXH bằng nhiều hình thức.
Xem chi tiết văn bản tại đây.
Chi trả người hưởng chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội từ năm 2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Quy định hiện nay về an sinh xã hội như thế nào?
Hiện nay, nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về an sinh xã hội tuy nhiên, an sinh xã hội được hiểu thông qua các quy định sau:
Tại Điều 22 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 có quy định về an sinh xã hội như sau:
Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Bên cạnh đó, tại Điều 34 Hiến pháp 2013 cũng có đề cập đến như sau:
Điều 34.
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Ngoài ra, tại Điều 59 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 59.
1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.
Theo đó, qua những quy định trên có thể hiểu an sinh xã hội là các chính sách, chương trình của Nhà nước hỗ trợ phúc lợi cho người dân thông qua các hình thức như: xây dựng nhà ở xã hội; hỗ trợ tiền cho các hoàn cảnh khoản khó khăn, đặc biệt; chính sách hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật,....
Ngoài ra, tất cả mọi người đều được quyền hưởng và được đảm bảo an sinh xã hội cũng như có quyền yêu cầu hưởng các quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm bình đẳng phúc lợi xã hội được hưởng đối với công dân nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Chế độ BHXH theo quy định hiện nay có phải an sinh xã hội không?
Căn cứ theo quy định Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Thực tế, các chế độ BHXH là một trong các chính sách của an sinh xã hội mà Nhà nước quản lý. Đối với từng loại BHXH thì sẽ có chế độ khác nhau bao gồm như: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất;.... Người tham gia BHXH sẽ đóng tiền BHXH theo như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và số tiền này là một trong các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chi trả cho các chính sách sau: (theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Chi trả các chế độ BHXH.
- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?