Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là gì? Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng?
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
6. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
7. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
8. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu được dự báo, xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp quy hoạch xây dựng bao gồm quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường.
...
Theo đó, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là gì? Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng? (Hình từ Internet)
Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2. Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
3. Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
4. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Quy hoạch thời kỳ trước;
d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Như vậy, theo quy định, căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
- Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Quy hoạch thời kỳ trước;
- Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
- Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng được quy định thế nào?
Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 17 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
(1) Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
(2) Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(3) Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
(4) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
(5) Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp chi bộ giới thiệu nhân sự? Tải về Biên bản họp chi bộ giới thiệu nhân sự Đại hội?
- Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty gửi khách hàng? Công ty chuyển địa chỉ trụ sở chính thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Nghị định 175 quy định việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng như thế nào? Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng?
- Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng?