Chỉ thực hiện mua sắm trang thiết bị mới trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ khi nào? Có được mua hàng nước ngoài không?
- Chỉ thực hiện mua sắm trang thiết bị mới trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ khi nào? Có được mua hàng nước ngoài không?
- Cá nhân vi phạm việc mua sắm trang thiết bị theo quy định sẽ bị xử lý thế nào?
- Việc sửa chữa lớn tài sản (nhà cửa, vật kiến trúc, ôtô...) của đơn vị cần có kế hoạch trước từ bao nhiêu tháng?
Chỉ thực hiện mua sắm trang thiết bị mới trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ khi nào? Có được mua hàng nước ngoài không?
Theo điểm a và điểm d khoản 2 Điều 3 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước như sau:
- Chỉ thực hiện việc mua sắm, trang bị mới tài sản trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ khi:
+ Có nhu cầu thực sự cần thiết,
+ Tài sản cũ đã hết giá trị sử dụng hoặc những tài sản vẫn còn giá trị sử dụng nhưng hỏng hóc nặng không thể sửa chữa thay thế được.
- Có thể mua sắm, trang thiết bị mới là hàng nước ngoài trong trường hợp sản phẩm trong nước chưa sản xuất được, hoặc hàng sản xuất trong nước có cùng chất lượng với hàng nước ngoài, nhưng giá cao hơn hoặc có cùng mức giá nhưng chất lượng thấp hơn.
Lưu ý: Khi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc phải thực hiện đúng quy định về đấu thầu, đấu giá, kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật, chất lượng chặt chẽ, theo đúng chế độ mua sắm tài sản hiện hành của nhà nước, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt.
Cá nhân vi phạm việc mua sắm trang thiết bị theo quy định sẽ bị xử lý thế nào?
Theo điểm g khoản 2 Điều 3 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước
...
2. Về mua sắm trang thiết bị:
....
g) Cá nhân vi phạm việc mua sắm trang thiết bị theo quy định này, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc; bị truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định hiện hành của pháp luật.
Việc bồi thường được thực hiện bằng cách hoàn trả một lần bằng tài sản riêng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phải hoàn trả, nếu không có khả năng hoàn trả một lần thì trừ dần vào thu nhập hàng tháng, nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp hàng tháng (nếu có)
...
Căn cứ trên quy định cá nhân vi phạm việc mua sắm trang thiết bị theo quy định này, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm phải:
+ Bị xử lý kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc;
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp luật;
+ Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định hiện hành của pháp luật.
Việc bồi thường được thực hiện bằng cách hoàn trả một lần bằng tài sản riêng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phải hoàn trả, nếu không có khả năng hoàn trả một lần thì trừ dần vào thu nhập hàng tháng, nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp hàng tháng (nếu có)
Chỉ thực hiện mua sắm trang thiết bị mới trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ khi nào? (Hình từ Internet)
Việc sửa chữa lớn tài sản (nhà cửa, vật kiến trúc, ôtô...) của đơn vị cần có kế hoạch trước từ bao nhiêu tháng?
Theo điểm h khoản 2 Điều 3 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước
...
2. Về mua sắm trang thiết bị:
...
h) Việc sửa chữa lớn tài sản (nhà cửa, vật kiến trúc, ôtô...) cần có kế hoạch trước (có thể từ 1 đến 3 tháng), khi tiến hành sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên phải bảo đảm theo đúng dự toán, giá cả đã được thẩm tra xem xét phê duyệt, phải tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm hoàn thành tốt mới thanh quyết toán.
Theo quy định nêu trên thì việc sửa chữa lớn tài sản (nhà cửa, vật kiến trúc, ôtô...) của đơn vị cần có kế hoạch trước có thể từ 1 đến 3 tháng.
Khi tiến hành sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên phải bảo đảm theo đúng dự toán, giá cả đã được thẩm tra xem xét phê duyệt, phải tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm hoàn thành tốt mới thanh quyết toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?