Chi phí cho người lao động là chuyên gia nước nước ngoài tại Việt Nam có được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Chi phí cho người lao động là chuyên gia nước nước ngoài tại Việt Nam có được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Cách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức nào?
Chi phí cho người lao động là chuyên gia nước nước ngoài tại Việt Nam có được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ tại Công văn 3301/CTHPH-TTHT năm 2022 (Tải Công văn) quy định như sau:
Dựa trên khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế, trường hợp Công ty TNHH Yoshino Denka Kogyo Việt Nam có người lao động là chuyên gia nước ngoài thực hiện quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty từ văn phòng của Công ty mẹ tại Nhật Bản.
Định kỳ Công ty sẽ cử người lao động sang công tác tại Việt Nam, theo đó phát sinh các khoản chi phí như tiền vé máy bay khứ hồi, tiền khách sạn trong thời gian công tác tại Việt Nam thì những vướng mắc của Công ty về thuế TNCN nêu tại Công văn số 29092022/CV-YDKV được thực hiện như sau:
- Nếu các khoản chi phí nói trên đủ điều kiện được xác định là công tác phí và mức chi phù hợp theo chính sách và các quy định về đi công tác của Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
- Nếu những khoản chi phí trên không phải là khoản công tác phí hoặc là khoản công tác phí nhưng vượt mức quy định về công tác phí của Công ty thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Chi phí cho người lao động là chuyên gia nước nước ngoài tại Việt Nam có được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân hay không? (Hình từ Internet)
Cách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại điểm b.3 khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
a) Thu nhập của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
...
Như vậy theo quy định trên cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?