Cách lập chứng từ kế toán các các khoản vay, trả nợ nước ngoài như thế nào? Chứng từ kế toán của các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được luân chuyển và kiểm tra ra sao?
Nội dung của chứng từ kế toán của các khoản vay nước ngoài?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 99/2021/TT-BTC, quy định về nội dung của chứng từ kế toán các khoản vay nước ngoài của Chính phủ, như sau:
"Điều 12. Nội dung của chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ vay, trả nợ nước ngoài phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015.
2. Chứng từ kế toán đối với vay, trả nợ nước ngoài cần có đầy đủ thông tin để hạch toán theo tài khoản kế toán và mã hạch toán chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào các chứng từ, hồ sơ vay, trả nợ, kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán đảm bảo đầy đủ các thông tin để thực hiện hạch toán theo quy định."
Trên đây là quy định về nội dung của chứng từ kế toán của các khoản vay nước ngoài từ Chính phủ.
Phương pháp lập chứng từ kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 99/2021/TT-BTC, phương pháp lập chứng từ được quy định như sau:
- Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài được quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này.
- Cục QLN và TCĐN sử dụng chứng từ kế toán khác phục vụ nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài để kế toán vay, trả nợ nước ngoài theo các nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.”
Căn cứ tại Mẫu C99/N Phụ lục 01 Hệ thống chứng kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ Ban hành kèm theo Thông tư 99/2021/TT-BTC trong đó:
- Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài (Mẫu số C01/NN)
Mục đích
Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài là chứng từ kế toán do Cục QLN và TCĐN lập dùng để thực hiện hạch toán theo dõi các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ cho dự án hoặc vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ giải ngân.
Phương pháp ghi chép
Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ:
+ Số chứng từ.
+ Ghi số tham chiếu, mã và tên chủ nợ và nội dung đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài.
+ Ghi đầy đủ nội dung trong bảng thông tin bao gồm: mã loại hình vay; mã khoản vay; mã đối tượng vay; mục đích của khoản vay (ghi rõ vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát cho dự án, vay về cho địa phương vay lại hay vay về cho dự án vay lại); ngày nhận nợ; số tiền ghi theo nguyên tệ của khoản vay; loại tiên; số tiền quy đổi ra đồng USD và đồng Việt Nam. Cuối bảng phải cộng số tiền của tất cả các dòng chi tiết và ghi vào dòng tổng số theo từng loại tiền (USD, VND).
+ Ghi tổng số tiền bằng số và chữ theo đồng USD và đồng Việt Nam.
+ Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
- Thông báo trả nợ trực tiếp nước ngoài (Mẫu số C02/NN)
Mục đích
Thông báo trả nợ trực tiếp nước ngoài là chứng từ kế toán do Cục QLN và TCĐN lập căn cứ vào hồ sơ thanh toán do chủ dự án gửi, dùng để phản ánh các khoản chu dự án trả nợ trực tiếp cho nhà tài trợ, và được kế toán sử dụng làm căn cứ để ghi giảm khoản nợ phải trả nhà tài trợ.
Phương pháp ghi chép
Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ:
+ Số chứng từ.
+ Ghi tên và mã chủ nợ.
+ Ghi số và ngày giấy đòi nợ của chủ nợ.
+ Ghi tổng số tiền thanh toán bằng số và bằng chữ trả nợ trực tiếp cho nhà tài trợ nước ngoài bao gồm gốc, lãi, phí, lãi phạt cho các mục đích vay ghi trên chứng từ.
+ Ghi loại tiền thanh toán.
+ Ghi đầy đủ các nội dung trong bảng thông tin bao gồm: Nội dung khoản thanh toán như gốc, lãi, phí, lãi phạt (nếu có). Ghi chi tiết số tiền trả theo từng mục đích của khoản vay như vay hỗ trợ trực tiếp NSNN, vay cấp phát TW, vay cấp phát địa phương, cho vay lại dự án, cho vay lại địa phương. Sau đó cộng ngang theo từng dòng thanh toán gốc, lãi, phí, lãi phạt ghi trên cột 6; đồng thời xác định tổng cộng số trả nợ trực tiếp nước ngoài theo từng cột (từ cột 1 đến cột 6) ghi vào dòng tổng cộng, trong đó số tiền ghi trên dòng tổng cộng trình bày tại cột 6 phải bằng tổng số tiền của các khoản trả nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt, đồng thời phải bằng tổng số tiền trả nợ của các mục đích vay ghi trên chứng từ.
+ Ghi đầy đủ thông tin của người thụ hưởng, nội dung trả và ngày đến hạn.
+ Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.
- Chứng từ ghi sổ kế toán (Mẫu số C99/NN)
Mục đích
Chứng từ ghi sổ kế toán là chứng từ kế toán được lập để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác được ghi nhận trên những hồ sơ, tài liệu vay, trả nợ nước ngoài, giúp cho kế toán có căn cứ để hạch toán.
Phương pháp ghi chép
+ Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế, thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
+ Ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên chứng từ: số thứ tự; nội dung; tài khoản kế toán; số tiền; mã loại hình vay; mã nhà tài trợ; mã đơn vị có quan hệ vay nợ, mã khoản vay.
+ Mọi ghi chép của mã tài khoản, mã hạch toán cần thiết phải đảm bảo chính xác, đúng theo giá trị của mã hạch toán.
+ Ghi ngày lập chứng từ, ký, ghi họ, tên và đóng dấu đầy đủ vào nơi quy định.”
Chứng từ kế toán của các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được luân chuyển và kiểm tra ra sao?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 99/2021/TT-BTC, quy định về chứng từ kế toán được luân chuyển và kiểm tra như sau:
“1. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán.
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán.
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
2. Cục QLN và TCĐN thực hiện quy trình theo từng loại nghiệp vụ quản lý nợ đảm bảo các công việc sau:
a) Lập, tiếp nhận, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán.
b) Cán bộ Cục QLN và TCĐN có liên quan kiểm tra, ký vào các chức danh quy định trên chứng từ.
c) Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; Phê duyệt bút toán trên hệ thống.
d) Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.”
Trên đây là quy định về cách mà chứng từ kế toán của các khoản vay, trả nợ nước ngoài được luân chuyển và kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?