Chi nhánh hợp tác xã khi tạm ngừng hoạt động thì có cần phải thông báo cho cơ quan nhà nước hay không?
Chi nhánh hợp tác xã khi tạm ngừng hoạt động thì có cần phải thông báo cho cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định về việc tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã như sau:
Tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
1. Khi tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, hợp tác xã gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục I-11 đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cho hợp tác xã ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.
Kèm theo thông báo là nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.
2. Khi nhận thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao giấy biên nhận và lưu vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã để theo dõi.
3. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động thì hợp tác xã phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký hợp tác xã. Tổng thời gian tạm ngừng hoạt động liên tiếp không được quá một năm.
Theo đó, nếu như chi nhánh của hợp tác xã muốn tạm ngừng hoạt động thì phải thực hiện thông báo cho cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh cho hợp tác xã ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.
Về Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của hợp tác xã tại Phụ lục I-11 được quy định trên đây thì nay đã hết hiệu lực.
Hiện nay, Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh hợp tác xã được sử dụng theo mẫu tại Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
Tải Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh hợp tác xã mới nhất tại đây: tại
Chi nhánh hợp tác xã tạm ngừng hoạt động (Hình từ Internet)
Chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã hay không?
Theo Điều 27 Luật Hợp tác xã 2012 quy định cụ thể về văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã như sau:
Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Trình tự, thủ tục thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền nhằm phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã. Và cần lưu ý ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã.
Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cụ thể như sau:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
...
Theo đó, tài sản của hợp tác xã có thể được hình thành từ những nguồn sau đây:
- Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
- Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
- Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?