Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hay không?
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hay không?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 60 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 69 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau:
Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
....
Như vậy, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là một hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Do đó, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có được thuê lao động nước ngoài vào làm việc không?
Quyền của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Luật sư 2006 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng kýý hoạt động;
b) Nhận thù lao từ khách hàng;
c) Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
d) Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
đ) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
b) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;
c) Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
...
Như vậy, theo quy định, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quyền thuê lao động nước ngoài vào làm việc tại chi nhánh.
Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là ai?
Trưởng chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Luật sư 2006 như sau:
Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, Trưởng chi nhánh là một luật sư do tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử ra để quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Trưởng chi nhánh cũng đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài.
Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?