Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có bị xử lý kỷ luật theo Đảng không?
- Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có bị xử lý kỷ luật theo Đảng không?
- Quy định về tình tiết giảm nhẹ kỷ luật đối với chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực như thế nào?
Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự như thế nào?
Về việc anh nêu thì phải căn cứ cụ thể vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra để xác định, còn với thông tin như anh nêu thì không có cơ sở để xác định. Nếu về quy định chung thì người này có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với một trong những tội danh sau tại Điều 353, Điều 355 và Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 dồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
...
Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, trên đây là các mức phạt đối với chỉ huy trưởng quân sự xã khi thực hiện lập danh sách khống lực lượng thường trực.
Cần lưu ý là việc chỉ huy trưởng đã khắc phục hậu quả chỉ là tình tiết giảm nhẹ, không làm cho chỉ huy trưởng không còn phạm tội.
Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có bị xử lý kỷ luật theo Đảng không? (Hình từ Internet)
Chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực có bị xử lý kỷ luật theo Đảng không?
Ngoài ra, nếu đã có đầy đủ thông tin, dấu hiệu hành vi thì người này còn bị xử lý về mặt Đảng, do cơ sở Đảng mà người này tham gia sinh hoạt thực hiện, theo quy định của các văn bản sau:
(1) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
(2) Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 thực hiện Quy định 181-QĐ/TW năm 2013 (Quy định đã hết hiệu lực) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành.
(3) Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Và cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về việc vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng tiêu cực như sau:
Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
...
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.
b) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, về giải trình biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.
c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.
d) Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
đ) Tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.
e) Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo.
...
Như vậy, trong tường hợp chỉ huy trưởng quân sự xã có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách khi có hành vi lập danh sách khống lực lượng thường trực, bị phát hiện với số tiền dư hơn 100 triệu đồng nghĩa với việc thực hiện không đúng về kê khai biến động về tài sản và nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Quy định về tình tiết giảm nhẹ kỷ luật đối với chỉ huy trưởng quân sự xã lập danh sách khống lực lượng thường trực như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật được quy định như sau:
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật:
...
2. Đối với đảng viên
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Như vậy, vì chỉ huy trưởng đã khắc phục nộp lại số tiền dư cho Nhà nước nên tổ chức Đảng nên có thể xem xét tùy vào tình hình thực tế để đưa ra hình thức xử lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?