Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức trách thế nào? Thực hiện những nhiệm vụ gì?
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức trách thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định chức trách của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
1. Chức trách
Tham mưu cho đảng ủy (chi bộ) và người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền.
...
Theo quy định Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tham mưu cho đảng ủy (chi bộ) và người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định chức trách của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
...
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Luật Dân quân tự vệ;
b) Phối hợp với chính trị viên tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng tự vệ, dự bị động viên và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức mình.
...
Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Dân quân tự vệ 2019;
- Phối hợp với chính trị viên tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng tự vệ, dự bị động viên và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức mình.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có chức trách thế nào? Thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định chức trách của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
...
3. Mối quan hệ công tác
a) Quan hệ với đảng ủy (chi bộ) cùng cấp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;
b) Quan hệ với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức) là quan hệ cấp dưới với cấp trên về công tác quốc phòng, quân sự;
c) Quan hệ với chỉ huy trưởng, chính ủy (chính trị viên) cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là quan hệ chịu sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự;
d) Quan hệ với bộ tư lệnh quân khu, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện nơi ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, ban chỉ huy quân sự ngành dọc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;
đ) Quan hệ với chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;
e) Quan hệ với phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;
g) Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ ở địa phương thuộc lĩnh vực quản lý là quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự liên quan;
h) Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ thuộc cơ quan, tổ chức mình là quan hệ chỉ đạo, chỉ huy.
Căn cứ trên quy định về mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức như sau:
- Quan hệ với đảng ủy (chi bộ) cùng cấp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;
- Quan hệ với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cùng cấp (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức) là quan hệ cấp dưới với cấp trên về công tác quốc phòng, quân sự;
- Quan hệ với chỉ huy trưởng, chính ủy (chính trị viên) cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là quan hệ chịu sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự;
- Quan hệ với bộ tư lệnh quân khu, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện nơi ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, ban chỉ huy quân sự ngành dọc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền;
- Quan hệ với chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;
- Quan hệ với phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cùng cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;
- Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ ở địa phương thuộc lĩnh vực quản lý là quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự liên quan;
- Quan hệ với người chỉ huy đơn vị tự vệ thuộc cơ quan, tổ chức mình là quan hệ chỉ đạo, chỉ huy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đề cương xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự sơ thẩm? Đề cương xét hỏi được xây dựng thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là mẫu nào?
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý đối với BHXH các huyện thuộc diện sáp nhập thực hiện như thế nào?
- Toàn văn Nghị quyết 03 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 NQ TW? Tải Nghị quyết 03 NQ CP pdf?
- Ví dụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về việc bên bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại đối với phần lỗi của mình?