Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có mối quan hệ công tác như thế nào với ban cán sự đảng?
- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có chức trách như thế nào?
- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương thực hiện nhiệm vụ tham mưu với ban cán sự đảng như thế nào?
- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có mối quan hệ công tác như thế nào với ban cán sự đảng?
Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có chức trách như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
1. Chức trách
a) Tham mưu với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng;
b) Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành mình.
...
Theo đó, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có chức trách tham mưu với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu) về công tác quốc phòng.
Đồng thời, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành mình.
Ban chỉ huy quân sự (Hình từ Internet)
Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương thực hiện nhiệm vụ tham mưu với ban cán sự đảng như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
...
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng và Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương (sau đây viết gọn là Nghị định số 168/2018/NĐ-CP), cụ thể:
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng theo nhiệm vụ được giao; việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng; thực hiện phòng thủ dân sự;
- Phối hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ; công nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao;
- Đề nghị bố trí sĩ quan Quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng của bộ, ngành mình;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của cơ quan, tổ chức mình để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng;
- Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 và Nghị định 168/2018/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương được quy định cụ thể trên.
Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có mối quan hệ công tác như thế nào với ban cán sự đảng?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định như sau:
Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chỉ huy trưởng
...
3. Mối quan hệ công tác
a) Đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành Trung ương (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu): Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng;
b) Đối với Bộ Quốc phòng: Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng;
...
Theo quy định trên, đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy đảng, người đứng đầu bộ, ngành Trung ương (trường hợp chỉ huy trưởng là cấp phó của người đứng đầu), chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương có mối quan hệ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành về công tác quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?