Chỉ được yêu cầu tòa án áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự đúng không?
- Chỉ được yêu cầu tòa án áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự đúng không?
- Được yêu cầu tòa án áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự trong những trường hợp nào?
- Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định như thế nào?
Chỉ được yêu cầu tòa án áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự đúng không?
Chỉ được yêu cầu tòa án áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự đúng không, thì theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Do đó, đối với trường hợp trên thì không có quy định chỉ được yêu cầu áp dụng 1 biện pháp, thay vào đó thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
Áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời (Hình từ Internet)
Được yêu cầu tòa án áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự trong những trường hợp nào?
Được yêu cầu tòa án áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn trong vụ án dân sự trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP như sau:
- Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;
- Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
- Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;
- Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định như thế nào?
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
(2) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
(3) Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản (2) được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?