Chỉ được sử dụng từ ngữ gây chú ý trong sản phẩm quảng cáo khi đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?
Chỉ được sử dụng từ ngữ gây chú ý trong sản phẩm quảng cáo khi đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?
Theo Điều 12 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về việc sử dụng từ ngữ gây chú ý trong sản phẩm quảng cáo như sau:
Sử dụng từ ngữ gây chú ý
1. Sản phẩm quảng cáo có sử dụng từ “mới” hoặc những từ tương tự chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian là 01 năm, kể từ thời điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông trên thị trường, không tính thời gian thử nghiệm hợp lý sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Cụm từ “miễn phí”, “tặng miễn phí” hoặc tương tự chỉ được sử dụng trong sản phẩm quảng cáo khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Quà tặng không ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào;
b) Nếu quà tặng gắn liền với việc mua một sản phẩm khác thì giá của sản phẩm khác đó không bị tăng lên để bao gồm toàn bộ hoặc một phần của chi phí của quà tặng.
3. Cụm từ “bảo đảm & bảo hành”:
Quảng cáo có sử dụng cụm từ “bảo đảm” hoặc “bảo hành” cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải thể hiện rõ ràng và dễ thấy giá trị, phạm vi và thời gian của một bảo đảm hoặc bảo hành hoặc có chú thích nguồn tài liệu tham khảo giá trị, phạm vi và thời gian của một bảo đảm hoặc bảo hành./.
Căn cứ trên quy định yêu cầu khi sử dụng từ ngữ gây chú ý trong sản phẩm quảng cáo như sau:
- Sản phẩm quảng cáo có sử dụng từ “mới” hoặc những từ tương tự chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian là 01 năm, kể từ thời điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông trên thị trường, không tính thời gian thử nghiệm hợp lý sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
- Cụm từ “miễn phí”, “tặng miễn phí” hoặc tương tự chỉ được sử dụng trong sản phẩm quảng cáo khi đảm bảo các điều kiện sau:
+ Quà tặng không ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào;
+ Nếu quà tặng gắn liền với việc mua một sản phẩm khác thì giá của sản phẩm khác đó không bị tăng lên để bao gồm toàn bộ hoặc một phần của chi phí của quà tặng.
- Cụm từ “bảo đảm & bảo hành”:
Quảng cáo có sử dụng cụm từ “bảo đảm” hoặc “bảo hành” cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải thể hiện rõ ràng và dễ thấy giá trị, phạm vi và thời gian của một bảo đảm hoặc bảo hành hoặc có chú thích nguồn tài liệu tham khảo giá trị, phạm vi và thời gian của một bảo đảm hoặc bảo hành.
Chỉ được sử dụng từ ngữ gây chú ý trong sản phẩm quảng cáo khi đảm bảo các điều kiện nào theo quy định? (Hình từ internet)
Nội dung quảng cáo nào được coi là có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về việc tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng:
Tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng
1. Quảng cáo không có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về:
a) Các đặc điểm của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng, bao gồm: bản chất, thành phần, phương pháp sản xuất và ngày sản xuất, phạm vi sử dụng, sự hiệu quả và hiệu suất, số lượng, nguồn gốc thương mại hoặc địa lý, ảnh hưởng tới môi trường;
b) Giá trị của sản phẩm;
c) Tổng giá tiền mà người tiêu dùng phải trả khi mua sản phẩm;
d) Điều khoản giao hàng, đổi hàng, trả hàng, sửa chữa và bảo trì;
đ) Điều khoản bảo hành;
e) Bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã và tên thương mại;
g) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn;
h) Sự công nhận hoặc chấp thuận chính thức, các giải thưởng như huy chương, danh hiệu và bằng cấp;
i) Mức độ đóng góp cho các mục đích từ thiện.
2. Quảng cáo về doanh nghiệp không chứa nội dung mang tính phóng đại khiến công chúng hiểu sai về doanh nghiệp.
3. Quảng cáo không gây ra sự sợ hãi hoặc hoảng sợ quá mức cho công chúng và người tiêu dùng.
4. Quảng cáo không lợi dụng sự cả tin của công chúng và người tiêu dùng về tín ngưỡng, sự mê tín và các thông tin phản khoa học khác, như lực lượng siêu nhiên, báo trước tương lai, tử vi, nhân tướng học, bói tay, tướng số, ngoại cảm, thôi miên, chữa bệnh bằng đức tin, hoặc các chủ thể phi tự nhiên.
5. Khi quảng cáo bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, không mô tả hành vi uống đồ uống có cồn, sử dụng các sản phẩm thuốc lá và các sản phẩm cấm quảng cáo.
Theo đó, nội dung quảng cáo được coi là có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng bao gồm những nội dung quy định nêu trên.
Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?