Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu có áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước?
- Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu có áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước?
- Việc chỉ định thầu áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước phải được thực hiện trong thời hạn nào?
- Thủ tục chỉ định thầu rút gọn với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo mấy bước?
Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu có áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước?
Theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
...
Theo đó, chỉ định thầu là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể, chỉ định thầu là thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn, nên nhiều chủ đầu tư muốn sử dụng hình thức này để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro cho gói thầu hoặc dự án và cho bản thân nhà thầu như: Chỉ có một nhà thầu tham gia nên khó có kiến nghị trong đấu thầu, ít sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu vì thủ tục lựa chọn đơn giản, và một số lý do khác bao gồm khách quan và chủ quan.
Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
d) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
...
Theo quy định này thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước sẽ được tiến hành theo hình thức chỉ định thầu.
Trường hợp việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 21, 22, 24 và 25 của Luật này thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu (theo khoản 6 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023).
Trong đó:
Bí mật nhà nước được hiểu là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018).
Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu có áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước? (hình từ internet)
Việc chỉ định thầu áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước phải được thực hiện trong thời hạn nào?
Theo khoản 5 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Chỉ định thầu
...
5. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
...
Như vậy, việc chỉ định thầu áp dụng với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
Thủ tục chỉ định thầu rút gọn với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo mấy bước?
Quy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định tại Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Việc chỉ định thầu rút gọn đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu không phải phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau:
a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;
b) Hoàn thiện hợp đồng;
c) Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
d) Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;
đ) Quản lý thực hiện hợp đồng;
e) Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
...
Theo đó, thủ tục chỉ định thầu rút gọn với gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo các bước sau:
Bước 01: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;
Bước 02: Hoàn thiện hợp đồng;
Bước 03: Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
Bước 04: Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;
Bước 05: Quản lý thực hiện hợp đồng;
Bước 06: Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?