Chi cục thuộc cục thuộc tổng cục được tổ chức lại trong trường hợp nào? Hồ sơ tổ chức lại gồm những tài liệu nào?
Chi cục thuộc cục thuộc tổng cục được tổ chức lại trong trường hợp nào?
Chi cục thuộc cục thuộc tổng cục được tổ chức lại trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở pháp lý;
b) Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;
d) Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;
đ) Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
b) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục thuộc cục thuộc tổng cục được tổ chức lại trong trường hợp sau:
- Khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
- khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Lưu ý: Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
Chi cục thuộc cục thuộc tổng cục được tổ chức lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
1. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, gồm:
a) Đề án tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
b) Tờ trình tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
c) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
d) Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
2. Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính được thực hiện như quy định đối với việc thành lập tổ chức hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục gồm những tài liệu sau:
- Đề án tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục ;
- Tờ trình tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục;
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục;
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Ai có quyền quyết định tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục?
Ai có quyền quyết định tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm sau:
a) Trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định cụ thể tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc phân cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
Theo đó tại điểm e khoản 2 Điều 2 Nghị định 158/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
…
2. Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ), gồm:
…
e) Chi cục và tổ chức tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc tổng cục);
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện thẩm quyền tổ chức lại chi cục thuộc cục thuộc tổng cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tải mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định ở đâu?
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?