Chỉ có Chủ tịch nước mới có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?
Chỉ có Chủ tịch nước mới có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?
Người có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế được quy định tại Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Căn cứ trên quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:
- Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy việc quyết định đàm phán điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước có thể ủy quyền cho người khác nếu xét thấy phù hợp để nhân danh Nhà nước trong việc quyết định đàm phán các điều ước quốc tế.
Chỉ có Chủ tịch nước mới có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước? (Hình từ Internet)
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp nào?
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế được quy định tại Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Như vậy, những trường hợp Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước bao gồm:
- Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
- Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
- Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là ai?
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại theo quy định tại Điều 86 Hiến pháp 2013
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 87.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Theo đó, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Hiện nay, Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là ông Võ Văn Thưởng (Nhiệm kỳ 2021 - 2026).
Lưu ý: Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi dừng xe máy trên cầu 2025 phạt bao nhiêu tiền? Quy định về dừng xe, đỗ xe năm 2025 như thế nào?
- Mẫu số 09 Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu báo cáo về ở đâu?
- Lỗi không bật đèn xe máy trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy trong hầm trừ bao nhiêu điểm?
- Người đi bộ có hành động bám vào phương tiện giao thông đang chạy từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất? Tải về Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175?