Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ?
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Hướng dẫn xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đúng không?
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Mục 3 Chuẩn mực số 17 Hệ thống Chuẩn mực kế toán ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, cụ thể như sau:
03. Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:
a) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc
b) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.
Theo đó, chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
TẢI VỀ Chuẩn mực kế toán số 17 (Thuế thu nhập doanh nghiệp).
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ tiết 6.3 tiểu mục 6 Mục A Phần I Thông tư 20/2006/TT-BTC quy định như sau:
I - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC “THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP”
A - Quy định chung
...
6 – Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”
...
6.3 – Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”:
...
(2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
(3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại.
Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.
...
Như vậy, theo quy định, giá trị các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
(1) Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.
(2) Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đúng không?
Căn cứ Mục 13 Chuẩn mực số 17 Hệ thống Chuẩn mực kế toán ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.
14. Cơ sở ghi nhận một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó sẽ được thanh toán trong tương lai thông qua việc doanh nghiệp bị mất đi lợi ích kinh tế. Khi lợi ích kinh tế bị mất đi, một phần hoặc toàn bộ giá trị của chúng có thể sẽ được giảm trừ khỏi lợi nhuận tính thuế của kỳ sau kỳ mà khoản nợ phải trả đó được ghi nhận. Trường hợp như vậy, chênh lệch tạm thời tồn tại giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó. Do vậy, phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai, khi phần của khoản nợ phải trả đó được phép khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế.
Theo đó, tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?