Chế tài khi văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho thuê lại trụ sở văn phòng là gì?
- Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài thì có cần sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hay không?
- Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Chế tài khi văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho thuê lại trụ sở văn phòng?
Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài thì có cần sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hay không?
Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2018/NĐ-CP về sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
Sửa đổi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được sửa đổi trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện;
b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện;
c) Thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của Văn phòng đại diện đã được cấp phép;
d) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
đ) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ một nước sang một nước khác;
e) Thay đổi hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
Như vậy, giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được sửa đổi khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài:
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
…
2. Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
a) Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
c) Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;
đ) Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
e) Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
- Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
- Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
- Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
- Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chế tài khi văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho thuê lại trụ sở văn phòng?
Chế tài khi văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho thuê lại trụ sở văn phòng? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 68 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng) như sau:
Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo hoạt động của văn phòng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo hoạt động của văn phòng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng;
b) Không thực hiện thông báo công khai hoạt động của văn phòng tại Việt Nam sau khi được cấp, cấp lại, sửa đổi, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng theo quy định;
c) Không thực hiện thủ tục sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng trong thời hạn quy định khi thay đổi người đứng đầu của văn phòng; thay đổi địa điểm đặt trụ sở của văn phòng; thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của văn phòng đã được cấp phép; thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài; thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ một nước sang một nước khác hoặc thay đổi hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
d) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng được cấp;
đ) Địa điểm đặt trụ sở văn phòng không đúng địa điểm ghi trong giấy phép thành lập văn phòng;
e) Cho thuê lại trụ sở văn phòng hoặc thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác.
....
Như vậy, khi văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho thuê lại trụ sở văn phòng thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 68 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?