Chế tài khi không đăng báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo về việc thành lập như thế nào?
- Chế tài khi không đăng báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có bắt buộc phải có lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài hay không?
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo về việc thành lập như thế nào?
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo về việc thành lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Lĩnh vực hành nghề;
- Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.
Chế tài khi không đăng báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Căn cứ tại điểm h khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
…
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
i) Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm;
k) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
Như vậy, đối với hành vi không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có bắt buộc phải có lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài như sau:
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
6. Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Như vậy, đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài bắt buộc phải có lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài.
Tóm lại, đối với hành vi không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về bánh chưng hay, chọn lọc? Viết đoạn văn thuyết minh về bánh chưng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Lời chúc kỷ niệm Ngày 3 2? Ngày 3 2 là ngày lễ lớn của Đất nước? 11 Nội dung tuyên truyền Ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Viết đoạn văn ngắn về ngày Tết lớp 3 ngắn nhất? Bài văn tả về Tết lớp 3 hay? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất?
- Thắp hương ông Công ông Táo ngày nào đẹp 2025? Ngày đẹp thắp hương ông Công ông Táo 2025 mới nhất?