Chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm là gì?
- Chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm là gì?
- Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết như thế nào để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm?
- Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm gì khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết?
Chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
...
7. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ theo quy định;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định;
e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 thì chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim theo quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, từ các quy định trên thì, chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm là:
- Có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi trên.
Chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm là gì? (Hình từ Internet)
Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết như thế nào để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 131/2022/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải thiết lập các biện pháp kỹ thuật cần thiết, hiển thị phần báo cáo nội dung không phù hợp trong màn hình trình chiếu nội dung hoặc nội dung không phù hợp với phân loại độ tuổi người dùng được dán nhãn để người sử dụng dịch vụ khiếu nại, phản ánh, báo cáo phim vi phạm đối với chính doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khi người sử dụng dịch vụ có lý do để phản hồi trong các trường hợp sau:
- Có nội dung và hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022;
- Biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 131/2022/NĐ-CP vi phạm quy định pháp luật có liên quan;
- Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.
Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm gì khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 131/2022/NĐ-CP thì:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết:
+ Công khai hướng dẫn cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 1 và 2 Điều 14 Nghị định 131/2022/NĐ-CP trên các ứng dụng hoặc trang thông tin điện tử phổ biến phim trên không gian mạng của mình;
+ Bảo đảm các biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 1 và 2 Điều 14 Nghị định 131/2022/NĐ-CP phải rõ ràng, minh bạch, dễ sử dụng;
+ Xử lý phản ánh, khiếu nại, báo cáo của người sử dụng dịch vụ chậm nhất trong 48 giờ kể từ khi nhận được phản ánh, khiếu nại, báo cáo nếu phản ánh, khiếu nại, báo cáo có căn cứ cụ thể, rõ ràng và kèm theo thông tin liên hệ của người sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?