Chế tài đối với trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan là gì?
- Chế tài đối với trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan là gì?
- Trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
- Sở Tư pháp có nhiệm vụ trong việc báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài hay không?
Chế tài đối với trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan là gì?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trọng tài viên như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trọng tài viên
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;
b) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;
d) Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, trọng tài viên buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Chế tài đối với trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan là gì? (Hình từ Internet)
Trọng tài viên có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên được quy định tại Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010; cụ thể như sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
- Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
- Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
- Được hưởng thù lao.
- Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Sở Tư pháp có nhiệm vụ trong việc báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 63/2011/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài.
2. Cập nhật thông tin về Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động, việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài.
5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức trọng tài, trọng tài viên theo thẩm quyền.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài.
7. Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo định kỳ hàng năm và trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo định kỳ hàng năm và trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tóm lại, trọng tài viên tiến hành giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, trọng tài viên buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?