Chế tài đối với doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là gì?
- Doanh nghiệp FDI gửi báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đến Bộ Công Thương trong trường hợp nào?
- Chế tài đối với doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là gì?
- Doanh nghiệp FDI phải báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa khi nào?
Doanh nghiệp FDI gửi báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đến Bộ Công Thương trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì Doanh nghiệp FDI gửi báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đến Bộ Công Thương trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Doanh nghiệp FDI phải nộp hồ sơ cho Bộ Công thương nếu thực hiện các hoạt động sau:
Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Doanh nghiệp FDI phải gửi báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho Bộ quản lý ngành nếu kinh doanh hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
Doanh nghiệp FDI gửi báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đến Bộ Công Thương khi nào? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 70 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
b) Không khai báo về việc mất giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, doanh nghiệp FDI không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: trường hợp doanh nghiệp FDI không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp hoặc không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, điểm e, g khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp FDI phải báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về chế độ báo cáo:
Theo đó, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, doanh nghiệp FDI có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:
- Thực hiện quyền xuất khẩu;
- Thực hiện quyền nhập khẩu;
- Thực hiện quyền phân phối;
- Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
- Cung cấp dịch vụ logistics;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?