Chế tài đối với chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng khi không cung cấp đầu mối liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là gì?
- Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải cung cấp những thông tin nào để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước?
- Chế tài đối với chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng khi không cung cấp đầu mối liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là gì?
- Việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh được quy định như thế nào?
Chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải cung cấp những thông tin nào để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 thì chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải có nghĩa vụ cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2022/NĐ-CP thì chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng phải cung cấp các thông tin sau cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức;
- Đầu mối liên hệ: tên cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
Chế tài đối với chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng khi không cung cấp đầu mối liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
...
7. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ theo quy định;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định;
e) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 thì chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim theo quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong trường hợp chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đồng thời, bị buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi trên.
Chế tài đối với chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng khi không cung cấp đầu mối liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh được quy định như thế nào?
Việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh được quy định tại Điều 8 Luật Điện ảnh 2022, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
+ Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?