Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có được áp dụng đối với công chức nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng hay không? Để hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất thì cần chuẩn bị các giấy tờ nào?
- Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có được áp dụng đối với công chức nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng hay không?
- Công chức nhà nước thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất đối với trường hợp người thân đau ốm đang phải điều trị tại bệnh viện không?
- Để hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi người thân đau ốm thì công chức nhà nước thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị các giấy tờ nào?
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có được áp dụng đối với công chức nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định về đối tượng áp dụng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng và lao động hợp đồng có quyết định của Bộ Tổng Tham mưu đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là người hưởng lương) và các cơ quan, đơn vị quân đội có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng đã được quy định tại Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.
Với trường hợp của bạn là công chức làm việc trong cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng nên sẽ được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất.
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất có được áp dụng đối với công chức nhà nước hay không? (Hình từ internet)
Công chức nhà nước thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng có được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất đối với trường hợp người thân đau ốm đang phải điều trị tại bệnh viện không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định trường hợp hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Điều kiện và mức trợ cấp
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Gia đình gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở vì lý do nêu trên, được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên; được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần;
c) Bản thân ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên, được trợ cấp với các mức như sau:
- Sĩ quan cấp tướng: 1.000.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp tá: 700.000 đồng/lần;
- Sĩ quan cấp uý: 500.000 đồng/lần.
Người hưởng lương khác có cấp bậc quân hàm hoặc mức lương tương đương sĩ quan cấp nào, được trợ cấp bằng mức của sĩ quan cấp đó.
d) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp hy sinh hoặc từ trần, được trợ cấp 1.000.000 đồng/trường hợp.
Người hưởng lương đang phục vụ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này tối đa không quá hai lần trong một năm.
...
Như vậy, đối với trường hợp bố, mẹ đẻ ốm đau từ một tháng trở lên hoặc phải điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 (bảy) ngày trở lên thì công chức nhà nước được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất
Mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với trường hợp bố mẹ đẻ đau ốm mà công chức nhà nước được hưởng là 500.000 đồng/suất/lần.
Để hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi người thân đau ốm thì công chức nhà nước thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị các giấy tờ nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định về các giấy tờ cần thiết để hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất khi người thân đau ốm như sau:
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
...
2. Thủ tục giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất
a) Người hưởng lương đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm Tờ khai theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú về mức độ thiệt hại của gia đình do gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai; thời gian ốm đau, điều trị bệnh của thân nhân;
b) Trường hợp đối tượng đã có các giấy tờ như: giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ thiệt hại đối với gia đình, giấy xuất viện của thân nhân do cơ sở y tế cấp, thì Tờ khai hưởng trợ cấp của đối tượng kèm theo các giấy xác nhận đó, không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã như quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Trường hợp bản thân ốm (quy định tại Điểm c) và thân nhân từ trần (quy định tại Điểm d) Khoản 1 Điều này, cá nhân không phải làm Tờ khai mà cơ quan quản lý đối tượng có trách nhiệm lập dành sách báo cáo Thủ trưởng đơn vị phê duyệt trợ cấp khó khăn cho đối tượng (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Căn cứ Tờ khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đối tượng, xác nhận của địa phương và danh sách đề nghị của cơ quan, đơn vị, Thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt trợ cấp khó khăn đột xuất cho đối tượng được hưởng.
Như vậy, công chức nhà nước cần chuẩn bị Tờ khai hưởng trợ cấp; giấy xuất viện của thân nhân do cơ sở y tế cấp để được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất.
Trường hợp chưa có giấy xuất viện thì cần xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để xác nhận thời gian ốm đau, điều trị bệnh của thân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?