Chế độ tập sự của viên chức là gì? Và trường hợp nào thì viên chức được không cần thực hiện chế độ tập sự?
Chế độ tập sự của viên chức là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP giải thích từ ngữ "chế độ tập sự" như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc; [...]"
Và chế độ tập sự của viên chức được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Chế độ tập sự (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không thực hiện chế độ tập sự đối với viên chức?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự đối với viên chức như sau:
"Điều 21. Chế độ tập sự
[...] 5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm.
6. Không bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng đơn vị sự nghiệp công lập hoặc sang đơn vị sự nghiệp công lập khác."
Nên trường hợp này nếu anh thuộc quy định nêu trên thì anh không phải thực hiện tập sự nữa.
Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như sau:
"Điều 23. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
4. Người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự.
5. Trong thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập."
Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Người hướng dẫn tập sự khi hướng dẫn người tuyển dụng vào viên chức sẽ được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bao nhiêu?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.0512 phải đảm bảo theo quy định thế nào?
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực đối với viên chức ngành công tác xã hội được quy định như thế nào?
Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng có thể chuyển đổi vị trí công tác được không và có được quyền từ chối đi biệt phái không?
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức thực hiện như thế nào? Không thực hiện chế độ thôi việc cho viên chức trong trường hợp nào?
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc và thủ tục thực hiện giải quyết thôi việc như thế nào?
Viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Viên chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức
- Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu? Giá thành toàn bộ của hàng hóa gồm những gì?
- Mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ trong xây dựng mới nhất? Tải về mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ?
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?