Chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên được điều tra, đánh giá và xác lập như thế nào?
- Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
- Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên như thế nào?
- Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng như thế nào?
- Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có cần phải có kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn không?
Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Đa dạng sinh học 2018 quy định việc điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên như sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững.
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hệ sinh thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Luật Đa dạng sinh học 2008 được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định tại Điều 35 Luật Đa dạng sinh học 2008 và Điều 36 Luật Đa dạng sinh học 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên được điều tra, đánh giá và xác lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên như sau:
- Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
- Việc thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tích vùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển.
Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng như sau:
- Vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện cho một vùng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng.
Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có cần phải có kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn không?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia cần phải có kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?