Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo quy định ra sao?
- Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ra sao?
- Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào?
- Cơ quan nào chi trả trợ cấp mai táng cho thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH có quy định:
Chế độ
1. Chế độ bảo hiểm y tế
a) Thanh niên xung phong được Nhà nước mua bảo hiểm y tế như đối với thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Trợ cấp mai táng
a) Thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.
b) Trường hợp đối tượng chế từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.
Như vậy, thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống pháp mà chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định pháp luật hiện hành về chính sách bảo hiểm xã hội.
Thanh niên xung phong
Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH có quy định:
Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí
1. Hồ sơ
a) Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:
- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).
b) Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg (Mẫu số 04–B).
- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
- Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết, kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ
a) Thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí.
- Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05)
Theo đó, hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thực hiện theo quy định trên.
Bên cạnh đó, rách nhiệm lập hồ sơ thì thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử.
Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí.
Và sau cùng là Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng.
Cơ quan nào chi trả trợ cấp mai táng cho thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH có quy định:
Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Tiến hành mua bảo hiểm y tế. Tổ chức chi trả trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức lo mai táng.
- Chủ trì phối hợp với Tỉnh, Thành đoàn: Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu Thanh niên xung phong tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết.
Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ là cơ quan có trách nhiệm tiến hành mua bảo hiểm y tế.
Tổ chức chi trả trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức lo mai táng cho thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?