Chế độ làm việc và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định thế nào? Hình thức hoạt động của Chính phủ ra sao? Điều kiện tiến hành phiên họp của Chính phủ là gì?
Chế độ làm việc và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định thế nào?
Tại Điều 43 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định về chế độ làm việc của Chính và từng thành viên Chính phủ như sau:
- Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ.
- Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 138/2016/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc làm việc của Chính phủ
1. Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ. Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Nếu nhiệm vụ giao cho bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.
3. Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
4. Thực hiện phân cấp, ủy quyền hợp lý cho chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
5. Công khai, minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Tuy nhiên quy định trên đã được thay thế bởi Điều 2 Quy chế làm việc của Chính phủ kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nguyên tắc làm việc của Chính phủ
1. Mọi hoạt động của Chính phủ phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ. Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương của thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Trường hợp nhiệm vụ giao cho bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.
3. Chủ động giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin, đề cao sự thống nhất trong giải quyết công việc của Chính phủ.
4. Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất, phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu bộ, cơ quan, địa phương.
5. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cấp dưới phục tùng, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.
6. Công khai, minh bạch, đổi mới hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Như vậy, chế độ làm việc của Chính phủ, từng thành viên Chính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ; làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Nguyên tắc làm việc của Chính phủ như quy định trên.
Chế độ làm việc và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định thế nào? (Hình từ internet)
Hình thức hoạt động của Chính phủ ra sao?
Căn cứ Điều 44 Luật tổ chức chính phủ 2015, khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định về hình thức hoạt động của Chính phủ như sau:
“1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.”
Như vậy, Chính phủ sẻ phải họp thường kỳ mỗi tháng một phiên họp hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, trong trường hợp không họp thì Chính phủ sẽ gửi văn bản lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Ngoài ra Chính phủ còn họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước.
Điều kiện tiến hành phiên họp của Chính phủ là gì?
Căn cứ, Điều 46 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về phiên họp của Chính phủ như sau:
“1. Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự
2. Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ.
3. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.”
Như vậy, phiên hợp của Chính phủ chỉ tiến hành phiên họp khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên, nội dung phiên họp thì đề nghị thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì theo ý kiến Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo Điều 45 Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định:
“1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.”
Theo như quy định thì tham dự phiên họp của Chính phủ là trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Các thành viên muốn vắng mặt trong phiên họp hoặc một số thời gian của phiên họp phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp. Người tham dự phiên họp không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?