Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào?

Tôi có thắc mắc là chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào? Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Trọng (Hà Giang).

Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào?

hoat-dong-nghiep-vu-kho-bac-nha-nuoc

Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định như sau:

Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN
1. Tiền và các khoản tương đương tiền;
2. Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
3. Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
4. Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
6. Các khoản kết dư NSNN các cấp;
7. Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
8. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
9. Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.

Theo đó, kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bao gồm những đối tượng sau:

– Tiền và các khoản tương đương tiền;

– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;

– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;

– Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;

– Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;

– Các khoản kết dư ngân sách nhà nước các cấp;

– Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;

– Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.

Nội dung kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những gì?

Theo Điều 5 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Theo đó, nội dung kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về:

– Tình hình phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước;

– Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước;

– Tình hình vay và trả nợ vay của ngân sách nhà nước;

– Các loại tài sản của nhà nước do Kho bạc Nhà nước đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước quy định ra sao?

Theo Điều 7 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định nhiệm vụ của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:

(1) Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước; Các loại tài sản do Kho bạc Nhà nước quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, bao gồm:

– Dự toán chi ngân sách nhà nước;

– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;

– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;

– Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

– Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);

– Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;

– Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của Kho bạc Nhà nước;

– Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của Kho bạc Nhà nước;

– Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước;

– Các hoạt động nghiệp vụ khác của Kho bạc Nhà nước.

(2) Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước, vay, trả nợ vay của ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước.

(3) Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định;

– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định;

– Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán ngân sách nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống Kho bạc Nhà nước.


Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân sách nhà nước là gì, gồm những khoản nào? Việc thu - chi ngân sách nhà nước cần có những điều kiện gì, phạm vi thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mục lục ngân sách nhà nước mới nhất năm 2024? Tải mục lục ngân sách nhà nước mới nhất năm 2024 ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước C1-02/NS mới nhất năm 2024 có dạng như thế nào? Hướng dẫn cách điền giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước?
Pháp luật
Những cơ quan, tổ chức nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước có bị thiếu hụt không? Có được lấy tiền của Ngân hàng nhà nước để bù đắp thiếu hụt không?
Pháp luật
Cam kết chi ngân sách nhà nước thông qua Kho bạc Nhà nước được kiểm soát dựa trên nguyên tắc và thủ tục nào?
Pháp luật
Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng đối với dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường được không?
Pháp luật
Mức tạm ứng chi ngân sách nhà nước xác định thế nào? Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng ra sao?
Pháp luật
Khi thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử sử dụng chữ ký điện tử do cơ quan nào cung cấp?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước
8,769 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: