Chế độ hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với các chức danh chuyên ngành kiểm toán được quy định thế nào?
Có các chức danh chuyên ngành kiểm toán nào được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC có quy định:
Đối tượng áp dụng
Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm:
1. Chánh án và Phó chánh án Tòa án nhân dân các cấp; Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp; Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên);
2. Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát (Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên).
3. Tổng kiểm toán nhà nước, Phó tổng kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên, Kiểm toán viên dự bị);
4. Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên);
5. Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp, Chấp hành viên thi hành án dân sự các cấp, Thẩm tra viên thi hành án dân sự (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên thi hành án dân sự) và Thư ký thi hành án dân sự;
6. Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp).
Theo đó chế độ phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành kiểm toán sau:
- Tổng kiểm toán nhà nước,
- Phó tổng kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên, Kiểm toán viên dự bị).
Chế hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với các chức danh chuyên ngành kiểm toán được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thâm niên nghề kiểm toán được quy định là bao nhiêu?
Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp thâm niên nghề kiểm toán như sau:
(1) Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
Cán bộ, công chức kiểm toán thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo nghề nêu trên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấpđủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
(2) Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Thời gian làm việc để tính phụ cấp thâm niên nghề đối với các cán bộ, công chức hoặc các chức danh chuyên ngành kiểm toán được xác định thế nào?
Về việc xác định thời gian làm việc để tính phụ cấp thâm niên nghề đối với các cán bộ, công chức hoặc các chức danh chuyên ngành kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC, cụ thể:
(1) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng thời gian sau:
- Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng (nếu có thời gian gián đoạn mà thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn);
- Thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định của các cán bộ, công chức kiểm toán thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo nghề mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
(2) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề, bao gồm:
- Thời gian tập sự;
- Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;
- Thời gian làm các công việc xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh khác ngoài quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC;
- Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?