Chế độ đối với gia đình được nhận bằng khen về gia đình có công với cách mạng ra sao? Hưởng trợ cấp 1 lần thì hồ sơ có cần đem theo bằng khen hay không?
Chế độ trợ cấp một lần đối với gia đình được nhận bằng khen về gia đình có công với cách mạng ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 24/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức trợ cấp một lần
1. Mức trợ cấp:
a) Mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là 1.815.000 đồng (Bằng chữ: Một triệu tám trăm mười lăm nghìn đồng chẵn).
b) Mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh là 1.210.000 đồng (Bằng chữ: Một triệu hai trăm mười nghìn đồng chẵn).
2. Người có bằng khen đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định này thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Không giải quyết mức trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định này đối với người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến.
Theo đó, gia đình bạn được nhận Bằng khen gia đình có công với cách mạng thuộc đối tượng được trợ cấp một lần theo mức quy định như trên.
Chế độ đối với gia đình được nhận bằng khen về gia đình có công với cách mạng ra sao? Hưởng trợ cấp 1 lần thì hồ sơ có cần đem theo bằng khen hay không? (Hình từ Internet)
Hưởng trợ cấp một lần thì hồ sơ có cần đem theo bằng khen hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 24/2016/QĐ-TTg như sau:
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền chi trả trợ cấp
1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp (01 bộ) gồm:
a) Bản khai cá nhân (Phụ lục) của người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có bằng khen);
Trường hợp người có bằng khen đã từ trần: Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân).
Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.
b) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp (01 bộ) trong đó yêu cầu phải có bản khai cá nhân (Phụ lục) của người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh (gọi chung là người có bằng khen).
Trường hợp người có bằng khen đã từ trần: Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).
Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.
Bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.
Trình tự hưởng trợ cấp một lần theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 24/2016/QĐ-TTg như sau:
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền chi trả trợ cấp
...
2. Trình tự thủ tục:
a) Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có bằng khen (hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm a khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm b khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp một lần.
3. Cơ quan chi trả trợ cấp:
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm chi trả trợ cấp một lần quy định tại Quyết định này.
Theo đó, trình tự hưởng trợ cấp một lần thực hiện theo quy định như trên. Thông tin gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?