Chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động năm 2024 áp dụng vào thời điểm nào khi người lao động bị tai nạn lao động?
Chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động năm 2024 áp dụng vào thời điểm nào khi người lao động bị tai nạn lao động?
Thời điểm áp dụng chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động (thời điểm hưởng trợ cấp) của người bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 50 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú;
Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động năm 2024 áp dụng vào thời điểm nào khi người lao động bị tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động không?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP về các đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc gồm có:
- Người lao động:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Người sử dụng lao động gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Theo đó thì cán bộ, công chức thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với cán bộ, công chức là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này."
Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với cán bộ, công chức sẽ được áp dụng mức đóng bình thường là 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định nào?
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bao lâu một lần? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi dừng thực hiện vĩnh viễn không?
- Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào?
- Bảng tổng hợp giá trị quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình? Tải mẫu ở đâu? Trình tự quy đổi thế nào?