Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước được ban hành theo nguyên tắc nào? Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì?
Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước được ban hành theo nguyên tắc nào?
Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước được ban hành theo nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước
1. Đáp ứng các nguyên tắc theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).
2. Bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, cần thiết đối với hoạt động quản lý, không trùng lắp với chế độ báo cáo khác, giảm tối đa yêu cầu về tần suất, nội dung báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
3. Đối với mỗi chế độ báo cáo định kỳ, trong mỗi tháng, cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ phải thực hiện một trong các báo cáo: tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc báo cáo năm. Không được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi cùng một báo cáo nhiều lần đến nhiều đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước được ban hành theo nguyên tắc sau:
- Đáp ứng các nguyên tắc theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2019/NĐ-CP
- Bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, cần thiết đối với hoạt động quản lý, không trùng lắp với chế độ báo cáo khác, giảm tối đa yêu cầu về tần suất, nội dung báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
- Đối với mỗi chế độ báo cáo định kỳ, trong mỗi tháng, cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ phải thực hiện một trong các báo cáo: tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc báo cáo năm. Không được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi cùng một báo cáo nhiều lần đến nhiều đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Báo cáo định kỳ (Hình từ Internet)
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng tháng của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày nào?
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng tháng của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ không chốt được số liệu theo các thời hạn quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, đơn vị xây dựng chế độ báo cáo cần chọn thời điểm chốt số liệu gần nhất với thời hạn chốt số liệu của kỳ báo cáo tương ứng và phải đảm bảo thời hạn gửi báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng tháng của Ngân hàng Nhà nước: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước?
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ phải lấy ý kiến của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và Vụ Dự báo, thống kê về quy định chế độ báo cáo định kỳ trong dự thảo văn bản.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư hoặc văn bản do Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Văn phòng) quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ.
Nội dung quyết định công bố gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo.
3. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chia sẻ, khai thác các báo cáo do tổ chức, cá nhân gửi đến Ngân hàng Nhà nước qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Hệ thống thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, trong chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước thì Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Lời dẫn chương trình văn nghệ hội người cao tuổi?
- Những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải là bản sao có chứng thực?
- Thông tin tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được điều tra thu thập bao gồm những gì?