Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ có phải là chất thải nguy hại không?
- Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ có phải là chất thải nguy hại không?
- Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải được lưu giữ ở đâu?
- Khu vực lưu giữ chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ có phải là chất thải nguy hại không?
Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ có phải là chất thải nguy hại không, thì theo quy định tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục A Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
…
3. Quy định áp dụng cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế:
…
3.2. Các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử...): Nếu có bất kỳ một bộ phận hoặc vật liệu cấu thành là CTNH thì phải coi toàn bộ phương tiện hoặc thiết bị đó là CTNH, trừ khi bộ phận hoặc vật liệu này được tách riêng ra.
…
Tại tiết 1.7 tiểu mục 1 Mục A Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
1. Giải thích về các cột trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này:
1.1. Mã chất thải: Là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) trong Danh mục chất thải. Mã chất thải được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:
…
1.7. Ký hiệu phân loại: Là cột ghi chú về ký hiệu đối với một chất thải là CTNH, CTRCNTT hoặc CTCNPKS, trong đó có ghi chú đối với chất thải rắn tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, cụ thể như sau:
…
1.7.3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp ký hiệu là TT.
1.7.4. Ký hiệu -R được ghi ngay sau TT là nhóm chất thải được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Đồng thời tại tiểu mục 9 Mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính
…
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
…
Ngoài ra tại Mã chất thải 09 01 02 Mục C Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Như vậy, chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ thuộc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Cho nên chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ thì không phải là chất thải nguy hại mà là chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ có phải là chất thải nguy hại không? (Hình từ Internet)
Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải được lưu giữ ở đâu?
Chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải được lưu giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;
b) Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;
c) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ theo quy định.
Khu vực lưu giữ chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Tại khoản 3 Điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì khu vực lưu giữ chất thải từ vỏ cây trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ phải đáp ứng yêu cầu
- Phải có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;
- Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
- Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;
- Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?