Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tạm thời ở đâu? Các bước thực hiện điều kiện hóa chất thải phóng xạ đã qua sử dụng?
Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tạm thời ở đâu?
Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tạm thời ở đâu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định chất thải phóng xạ dạng rắn và dạng lỏng (gọi là nước thải phóng xạ) sau khi thu gom vào bình đựng phải được lưu giữ trong kho lưu giữ tạm thời tại cơ sở nơi phát sinh chất thải để chờ phân rã trước khi thải ra môi trường hoặc chờ để chuyển đi xử lý, điều kiện hóa hoặc chuyển đến cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ.
Trường hợp nước thải phóng xạ nếu không được thu gom vào bình đựng phải được thu gom và lưu giữ trong các bể lưu giữ chờ xử lý hoặc chờ phân rã.
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định đối với kho lưu giữ tạm thời kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng phải được bố trí và thiết kế bảo đảm:
+ Diện tích của kho phải đủ rộng để có thể sắp xếp các thùng, bao, túi, bình đựng chất thải thu gom có thứ tự, dễ đưa vào và lấy ra khi cần thiết và bảo đảm duy trì trạng thái dưới tới hạn nếu lưu giữ vật liệu hạt nhân;
+ Đặt tại khu vực ít người qua lại, cách xa nơi lưu giữ vật liệu nguy hiểm (ví dụ như chất nổ, chất dễ cháy) và cách xa nguồn nước sinh hoạt, chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ và được xây dựng chắc chắn, bề mặt tường và sàn kho phải làm bằng vật liệu dễ tẩy xạ;
+ Thiết kế che chắn của kho phải bảo đảm để suất liều bức xạ bề mặt bên ngoài cửa ra vào, tường kho không vượt quá 0,5 µSv/h;
+ Có khả năng chống ngập lụt, chống tác hại tự nhiên (nóng, ẩm, mưa);
+ Có khóa an ninh lắp cho cửa ra vào kho.
Theo đó, chất thải phóng xạ (dạng rắn và dạng lỏng) đã qua sử dụng được lưu giữ trong kho lưu giữ tạm thời tại cơ sở nơi phát sinh chất thải. Đồng thời kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ đã qua sử dụng phải đảm bảo được các yêu cầu về bố trí và thiết kế nêu trên.
Các bước thực hiện điều kiện hóa chất thải phóng xạ đã qua sử dụng?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều kiện hóa chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
1. Chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi xử lý phải được điều kiện hóa để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được điều kiện hóa tạo thành khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hoặc lưu giữ trong contenơ chứa nguồn để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lưu giữ lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất sự rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường và giảm mức độ gây nguy hiểm đối với con người. Chất thải phóng xạ thuộc các loại khác nhau phải được điều kiện hóa thành khối điều kiện hóa riêng biệt.
2. Điều kiện hóa chất thải phóng xạ được thực hiện bằng cách cố định chất thải đã được xử lý vào trong một khối chất (như xi măng hóa, bitum hóa, polyme hóa ...), sau đó đặt trong một thùng chứa và bổ sung thêm các bao gói bên ngoài (ví dụ, đặt vào một thùng phuy bao ngoài) để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa.
...
Theo đó, điều kiện hóa chất thải phóng xạ đã qua sử dụng là chất thải phóng xạ dạng rắn sau khi xử lý đã được điều kiện hóa để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lưu giữ lâu dài, hạn chế đến mức thấp nhất sự rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường và giảm mức độ gây nguy hiểm đối với con người.
Điều kiện hóa chất thải phóng xạ được thực hiện bằng các bước sau đây:
+ Cố định chất thải đã được xử lý vào trong một khối chất (như xi măng hóa, bitum hóa, polyme hóa ...),
+ Sau đó đặt trong một thùng chứa và bổ sung thêm các bao gói bên ngoài (ví dụ, đặt vào một thùng phuy bao ngoài) để tạo thành kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa.
Lưu ý: Chất thải phóng xạ thuộc các loại khác nhau phải được điều kiện hóa thành khối điều kiện hóa riêng biệt.
Yêu cầu đối với điều kiện hóa chất thải phóng xạ đã qua sử dụng là gì?
Trước khi lưu giữ kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa đã qua sử dụng thì chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN như sau:
+ Kiện chất thải phóng xạ phải đảm bảo suất liều bức xạ cực đại sát bề mặt không vượt quá 2 mSv/h (200 mrem/h) và tại điểm cách bề mặt 1 mét không vượt quá 0,1 mSv/h (10 mrem/h); đảm bảo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt lấy trung bình trên toàn diện tích bề mặt không được vượt quá 4 Bq/cm2 đối với chất phát beta, gama, chất phát anpha độc tính thấp và không được vượt quá 0,4 Bq/cm2 đối với các chất phát anpha khác;
+ Mỗi kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ, được dán nhãn và lập thành phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ bảo đảm cho việc quản lý lâu dài và dễ dàng tiếp cận. Nhãn trên kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa phải gồm các thông tin sau:
- Số nhận dạng của kiện;
- Trọng lượng của kiện;
- Suất liều bức xạ cực đại tại bề mặt và cách bề mặt kiện 1 mét, mức nhiễm bẩn bề mặt kiện và ngày tháng năm đo.
Phiếu lưu trong hồ sơ kho lưu giữ đối với kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa ngoài các thông tin như trên nhãn của kiện phải gồm các thông tin bổ sung sau:
- Nguồn gốc chất thải phóng xạ trong kiện;
- Dạng và chi tiết thiết kế của kiện chất thải phóng xạ;
- Kích thước bên ngoài và thể tích của kiện chất thải phóng xạ;
- Các nhân phóng xạ và nồng độ hoạt độ phóng xạ có trong kiện chất thải phóng xạ;
- Lượng vật liệu phân hạch có trong kiện chất thải phóng xạ;
- Các mối nguy hiểm khác có thể có của kiện chất thải phóng.
Theo đó, điều kiện hóa chất thải phóng xạ đã qua sử dụng phải bảo đảm 02 yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
- Cách tính tiền lương tháng để hưởng chế độ khi tinh giản biên chế của CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
- Tết 2025 có lạnh không? Thời tiết Tết 2025? Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 như thế nào?
- Lễ vật cúng ông công ông táo 2025 gồm những gì? Cúng ông táo ở đâu trong nhà? Thời gian cúng ông táo?
- Mẫu Huân chương Hồ Chí Minh? Tiền thưởng Huân chương Hồ Chí Minh dành cho cá nhân, tập thể theo Nghị định 98?