Chất ô nhiễm là gì? Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như thế nào?

Cho anh hỏi: Chất ô nhiễm là gì? Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như thế nào? Mong ban tư vấn hỗ trợ giải đáp sớm. Đây là câu hỏi của anh Tuấn Hùng đến từ Thái Bình.

Chất ô nhiễm là gì?

Căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.

chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm là gì? (Hình từ Internet)

Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.
2. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
3. Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:
a) Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
b) Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
...

Theo đó, chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:

- Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;

- Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;

- Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm có được xem là một trong những tiêu chí xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình do Chính phủ quy định; cung cấp thông tin theo yêu cầu để phục vụ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất.
2. Tiêu chí xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất bao gồm:
a) Khả năng giảm lượng chất ô nhiễm;
b) Khả năng tăng lượng chất thải có thể tái chế;
c) Chi phí cho việc áp dụng và vận hành kỹ thuật hiện có tốt nhất;
d) Khả năng tiết kiệm năng lượng;
đ) Tính chủ động trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất hoặc xem xét công nhận kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Nam; rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục kỹ thuật hiện có tốt nhất bảo đảm sự phù hợp với thực tế và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; hướng dẫn áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với từng loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khả năng giảm lượng chất ô nhiễm được xem là một trong những tiêu chí xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất.

Ô nhiễm môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc quản lý chất lượng môi trường đất trong khu vực ô nhiễm môi trường đất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi có ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra thì ai có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả?
Pháp luật
Ô nhiễm môi trường do nhiều người gây thiệt hại thì nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
Pháp luật
Dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn có phải đánh giá tác động môi trường hay không?
Pháp luật
Mức ô nhiễm không khí học sinh được nghỉ học? Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Dữ liệu, chứng cứ được sử dụng để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
Pháp luật
Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất ít nhất bao nhiêu hoạt động?
Pháp luật
Sau khi hoàn thành việc xử lý phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại thì có phải công bố thông tin không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường
2,201 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào