Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là gì? Quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy?
- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là gì? Có được sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam không?
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)?
- Quy định về việc dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là gì? Có được sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam không?
Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi là Công ước Stockholm).
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có quy định như sau:
Bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như sau:
a) Không được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm có hàm lượng vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật, trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đã được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm;
Theo đó, ngoại trừ trường hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm có hàm lượng chưa vượt giới hạn tối đa. Thì chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đã được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm vẫn được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng theo quy định nêu trên.
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là gì? Quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm
...
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp thực hiện đăng ký miễn trừ chất POP và gửi hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) 01 văn bản đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Kết quả quan trắc và giám sát môi trường gần nhất theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký miễn trừ các chất POP:
a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký miễn trừ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
c) Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP theo quy định;
d) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP đến tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Như vậy, để đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm, các chủ thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đăng ký theo trình tự, thủ tục như quy định nêu trên.
Quy định về việc dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định việc dán nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Vị trí, kích thước, màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, ngôn ngữ của nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
+ Nội dung thể hiện trên nhãn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, bao gồm: tên và hàm lượng chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị hoặc thông tin về việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đến chất ô nhiễm khó phân hủy và các thông tin khác theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?