Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì? Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì? Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là gì? Định biên tối thiểu nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là bao nhiêu? Câu hỏi của anh B.P.P đến từ Hải Phòng.

Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải thì:

Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là khái niệm chỉ mức độ đáp ứng trên thực tế của hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng đối với nhu cầu sử dụng của người hành hải.

Lưu ý: Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải được đánh giá bằng chỉ số khả dụng của từng báo hiệu và toàn bộ hệ thống báo hiệu trên luồng.

Trong đó:

- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác;

- Luồng hàng hải một làn là luồng hàng hải được thiết kế chỉ cho phép các phương tiện thủy hành hải tránh hoặc vượt nhau trên luồng tại các vị trí tránh tàu;

- Luồng hàng hải hai làn là luồng hàng hải được thiết kế để các phương tiện thủy hành hải có thể tránh nhau hay vượt nhau trên toàn tuyến luồng;

- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.

Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì

Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là gì?

Theo quy định tại tiết 4.4.1 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải thì:

Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải cụ thể như sau:

- Tốt nghiệp các trường trung cấp cao đẳng nghề trở lên với các nghề: điều khiển tàu biển; khai thác máy tàu biển; điện; máy; hoặc các nghề phù hợp với chuyên ngành bảo đảm an toàn hàng hải;

- Đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ lớp quản lý vận hành báo hiệu hàng hải theo chương trình đào tạo của đơn vị quản lý báo hiệu hàng hải và đáp ứng các yêu cầu công tác.

- Có chứng chỉ bơi lội; có sức khỏe tốt (sức khỏe từ loại II trở lên) để làm việc trong điều kiện sóng gió, thời tiết khí hậu khắc nghiệt; nơi làm việc xa dân (đảo xa); không có bệnh mãn tính;

- Nắm được một số yêu cầu cơ bản về các lĩnh vực: hàng hải; môi trường; biển; ….;

- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị báo hiệu hàng hải; thiết bị nguồn cung cấp năng lượng; thiết bị thông tin liên lạc; phòng chống sét; phòng chống cháy nổ;...

- Biết sơ cứu y tế và sử dụng thành thạo các phương tiện cấp cứu, trang thiết bị bảo vệ cá nhân.

Định biên tối thiểu nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là bao nhiêu?

Theo quy định tại tiết 4.4.2 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải thì:

Định biên tối thiểu tại các trạm quản lý luồng hàng hải (chưa kể phương tiện thủy phục vụ vận hành) được quy định cụ thể như Bảng 4 - Định biên tối thiểu nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải.

Trong thực tế định biên nhân lực cần xem xét cụ thể để đảm bảo quản lý, vận hành đảm bảo an toàn, hoàn thành khối lượng công việc.

Bảng 4 - Định biên tối thiểu nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải

Đơn vị tính bằng người/luồng

Trạm quản lý luồng hàng hải

Công nhân bậc 1/5

Công nhân bậc 2/5

Công nhân bậc 3/5

Công nhân bậc 4/5

Công nhân bậc 5/5

Tổng số

Luồng cấp I

1

1

3

4

2

11

Luồng cấp II

1

2

2

3

1

9

Luồng cấp III

1

1

1

3

1

7

Luồng cấp IV

1

1

1

2

1

6

Trong đó, theo quy định tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải thì:

- Căn cứ vào vai trò, chức năng của luồng hàng hải thì luồng hàng hải Việt Nam trên nguyên tắc được chia thành 4 cấp gồm: cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV như Bảng 1.

Bảng 1 - Vai trò, chức năng của luồng hàng hải ứng với các cấp

Cấp luồng

Vai trò, chức năng của luồng hàng hải

I

- Là những tuyến luồng trọng điểm, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của vùng và cả nước (vào các khu vực cảng loại I hoặc IA); hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc phòng (dẫn vào các cảng, khu vực quân sự,...).

- Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 20.000 tấn trở lên.

- Lượng hàng thông qua đạt ³ 3,0 triệu tấn/năm.

II

- Là những tuyến luồng trọng điểm, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng (vào các khu vực cảng loại I hoặc II).

- Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 10.000 tấn đến dưới 20.000 tấn.

- Lượng hàng thông qua đạt ³ 2,0 triệu tấn/năm.

III

- Là những tuyến luồng, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng (vào các khu vực cảng loại I hoặc II).

- Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn.

- Lượng hàng thông qua đạt ³ 1,0 triệu tấn/năm.

IV

- Là những tuyến luồng, quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước hoặc vùng hoặc địa phương (vào các khu vực cảng loại II hoặc III).

- Có thể khai thác hiệu quả đối với tàu biển và các phương tiện thủy có tải trọng dưới 5.000 tấn.

- Lượng hàng thông qua đạt <1,0 triệu tấn/năm.

- Cấp luồng hàng hải tương ứng với mỗi tuyến luồng được xác định trên cơ sở căn cứ vào vai trò, chức năng và đặc điểm riêng của tuyến luồng (tầm quan trọng, thông số kỹ thuật của luồng, mật độ tàu thuyền hành hải, chủng loại tàu thuyền, hàng hóa vận chuyển, ...).

Luồng hàng hải TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LUỒNG HÀNG HẢI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luồng hàng hải công cộng là gì? Việc nạo vét duy tu đột xuất luồng hàng hải công cộng thực hiện theo mấy bước?
Pháp luật
Hành lang an toàn của luồng hàng hải là gì? Yêu cầu về giới hạn hành lang an toàn luồng hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì? Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là gì?
Pháp luật
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định như thế nào? Mục đích xây dựng luồng hàng hải để làm gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, quy mô dự kiến của công trình hàng hải qua cổng dịch vụ công hay không?
Pháp luật
Có bao nhiêu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật hiện nay? Công tác quản lý luồng hàng hải do cơ quan, đơn vị nào thực hiện?
Pháp luật
Chủ tàu biển bị mất quyền giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải trong trường hợp nào?
Pháp luật
Luồng hàng hải là gì? Nhà nước có nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luồng hàng hải
523 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luồng hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luồng hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào