Chất lượng của đậu đũa quả tươi cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nào? Đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói có cần phải đồng đều không?

Cho tôi hỏi chất lượng của đậu đũa quả tươi cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nào? Đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói có cần phải đồng đều không? Việc ghi nhãn của đậu đũa quả tươi được quy định như thế nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Khang đến từ Nha Trang.

Chất lượng của đậu đũa quả tươi cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12994:2020 quy định chất lượng của đậu đũa quả tươi như sau:

Yêu cầu về chất lượng
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, đậu đũa quả tươi phải:
- nguyên vẹn;
- tươi;
- rắn chắc, không có xơ;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- hầu như không có mùi và/hoặc vị lạ nào;
- đặc trưng của giống;
- cứng, không bị thối hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- hầu như không chứa sinh vật gây hại và làm hư hỏng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không có quả bị dị dạng;
- hầu như không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý học do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- không bị ẩm bất thường, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh.
2.1.1 Đậu đũa quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ phát triển thích hợp, phù hợp với tiêu chí của vùng trồng.
Độ phát triển và tình trạng của đậu đũa quả tươi phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, chất lượng của đậu đũa quả tươi cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:

- Nguyên vẹn;

- Tươi;

- Rắn chắc, không có xơ;

- Sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;

- Hầu như không có mùi và/hoặc vị lạ nào;

- Đặc trưng của giống;

- Cứng, không bị thối hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

- Hầu như không chứa sinh vật gây hại và làm hư hỏng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- Không có quả bị dị dạng;

- Hầu như không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý học do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;

- Không bị ẩm bất thường, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh.

Đậu đũa quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ phát triển thích hợp, phù hợp với tiêu chí của vùng trồng.

Độ phát triển và tình trạng của đậu đũa quả tươi phải chịu được vận chuyển và bốc dỡ và đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

Đậu đũa quả tươi

Đậu đũa quả tươi (Hình từ Internet)

Đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói có cần phải đồng đều không?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12994:2020 quy định như sau:

Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói (hoặc lô sản phẩm ở dạng rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, chất lượng, độ già và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm (hoặc lô sản phẩm ở dạng rời) phải đại diện cho toàn bộ lô hàng.
5.2 Bao gói
Đậu đũa quả tươi phải được bó lại và bao gói thích hợp để bảo vệ sản phẩm. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem dùng làm nhãn liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Đậu đũa quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44-1995) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Quy định về bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản đậu đũa quả tươi. Bao bì (hoặc lô sản phẩm ở dạng rời) không được có tạp chất và mùi lạ.

Theo đó, đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói (hoặc lô sản phẩm ở dạng rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, chất lượng, độ già và kích cỡ.

Việc ghi nhãn của đậu đũa quả tươi được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12994:2020 quy định việc ghi nhãn của đậu đũa quả tươi như sau:

Dán nhãn hoặc ghi nhãn
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc hạng thương mại.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Thông tin trên mỗi bao gói sản phẩm gồm các từ/cụm từ được ghi tập trung, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải được thể hiện trong tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển dạng rời, các thông tin này phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã nhận biết (tùy chọn).
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ phía bên ngoài. Tên của giống và/hoặc loại thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- tên sản phẩm;
- tên giống (tùy chọn);
- hạng sản phẩm;
- kích cỡ;
- số lượng quả (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn);
6.2.5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).

Như vậy, việc ghi nhãn của đậu đũa quả tươi được quy định như trên.

Đậu đũa quả tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Trong việc sản xuất bao bì thực phẩm thì đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì? Có các biện pháp nào trong phòng ngừa ô nhiễm?
Pháp luật
Việc xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo nếp trắng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia?
Pháp luật
Danh mục đầu tư là gì? Để tối ưu hóa danh mục đầu tư thì nhà quản lý danh mục đầu tư cần làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch dự án là gì? Các kế hoạch của dự án thường bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đậu đũa quả tươi
1,080 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đậu đũa quả tươi Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đậu đũa quả tươi Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào