Chất lượng của chôm chôm quả tươi hạng I có những đặc điểm gì? Sai số về chất lượng chôm chôm quả tươi hạng I được quy định ra sao?
Chất lượng của chôm chôm quả tươi hạng I có những đặc điểm gì?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9769:2013 quy định phân hạng của chôm chôm quả tươi như sau:
Yêu cầu chất lượng
...
2.2. Phân hạng
Chôm chôm quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1. Hạng “đặc biệt”
Chôm chôm quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Chôm chôm quả tươi không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2. Hạng I
Chôm chôm quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ không quá 5 % tổng diện tích bề mặt, trừ khuyết tật trên râu quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.
2.2.3. Hạng II
Chôm chôm quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép chôm chôm quả tươi có các khuyết tật sau đây với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản liên quan đến chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm.
- khuyết tật về hình dạng;
- khuyết tật trên vỏ không quá 10 % tổng diện tích bề mặt, trừ khuyết tật trên râu quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.
...
Theo đó, chôm chôm quả tươi thuộc hạng I phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- Khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- Khuyết tật nhẹ trên vỏ không quá 5 % tổng diện tích bề mặt, trừ khuyết tật trên râu quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.
Chôm chôm quả tươi hạng I (Hình từ Internet)
Sai số về chất lượng chôm chôm quả tươi hạng I được quy định ra sao?
Căn cứ tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9769:2013 quy định như sau:
Yêu cầu về sai số
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao bì đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1. Sai số về chất lượng
4.1.1. Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt", nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng I.
Ngoài ra, trong mỗi bao bì đựng chôm chôm quả tươi ở dạng chùm cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng quả ở dạng rời.
4.1.2. Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng I nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng II.
Ngoài ra, trong mỗi bao bì đựng chôm chôm quả tươi ở dạng chùm cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng quả ở dạng rời.
4.1.3. Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng khác không thích hợp cho sử dụng.
Ngoài ra, trong mỗi bao bì đựng chôm chôm quả tươi ở dạng chùm cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng quả ở dạng rời.
...
Theo đó, sai số về chất lượng chôm chôm quả tươi hạng I cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng I nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng II.
Ngoài ra, trong mỗi bao bì đựng chôm chôm quả tươi ở dạng chùm cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng quả ở dạng rời.
Việc ghi nhãn của chôm chôm quả tươi hạng I được quy định ra sao?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9769:2013 quy định việc ghi nhãn của chôm chôm quả tươi hạng I như sau:
Ghi nhãn
6.1. Bao bì bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd.7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, thì mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi tên sản phẩm “chôm chôm quả tươi” và có thể ghi tên giống và/hoặc tên thương mại của sản phẩm, gồm cả dạng sản phẩm “quả rời” hoặc “chùm”.
6.2. Bao bì không dùng để bán lẻ
Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được, có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo.
6.2.1. Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)2).
6.2.2. Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm là “chôm chôm quả tươi", nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Tên của giống và/hoặc hạng thương mại (tùy chọn).
6.2.3. Nguồn gốc sản phẩm
Tên quốc gia xuất xứ hoặc vùng trồng chôm chôm, hoặc tên quốc gia, khu vực, địa phương trồng chôm chôm.
6.2.4. Nhận biết về thương mại
- hạng;
- kích cỡ;
- khối lượng tịnh.
6.2.5. Dấu kiểm định (tùy chọn)
Theo đó, việc ghi nhãn của chôm chôm quả tươi hạng I được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?