Chất chống bạo loạn là gì? Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không?

Tôi có câu hỏi là chất chống bạo loạn là gì? Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.H đến từ Bình Dương.

Chất chống bạo loạn là gì?

Chất chống bạo loạn được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 38/2014/NĐ-CP thì Chất chống bạo loạn là hóa chất không phải hóa chất Bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động này sẽ hết sau một thời gian ngắn khi con người ngừng tiếp xúc với hóa chất.

Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng

Chất chống bạo loạn là gì? Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không? (Hình từ Internet)

Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không?

Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 38/2014/NĐ-CP như sau:

Thông báo thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn
1. Trường hợp thay đổi hóa chất được sử dụng làm chất chống bạo loạn thì cơ quan nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng chất chống bạo loạn phải thông báo với Cơ quan Quốc gia Việt Nam về hóa chất được thay thế, gồm: Tên hóa chất (tên gọi theo IUPAC, tên thương mại hay tên gọi thông thường); công thức hóa học và số CAS. Thông báo này phải gửi đến Cơ quan Quốc gia Việt Nam trước 30 ngày, kể từ ngày hóa chất chính thức được sử dụng làm chất chống bạo loạn.
2. Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn thì cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học với các nội dung sau: Tên hóa chất (tên gọi theo IUPAC, tên thương mại hay tên gọi thông thường); công thức hóa học và số CAS.

Chất chống bạo loạn có được sử dụng như phương tiện chiến tranh không?

Chất chống bạo loạn có được sử dụng như phương tiện chiến tranh không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 38/2014/NĐ-CP như sau:

Các hành vi bị cấm và các mục đích không bị cấm theo Công ước Cấm vũ khí hóa học
1. Các hành vi bị cấm
a) Phát triển, sản xuất, sở hữu, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học; xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí hóa học trực tiếp hay gián tiếp với mọi tổ chức, cá nhân; tham gia vào bất cứ hoạt động chuẩn bị quân sự nào có sử dụng vũ khí hóa học; hỗ trợ, khuyến khích hoặc xúi giục mọi tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; sử dụng chất chống bạo loạn như là phương tiện chiến tranh;
b) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp được phép của cơ quan có thẩm quyền cho những mục đích đặc biệt như nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học; tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia thứ ba;
c) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước;
d) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học mà không có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này;
đ) Sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF, trừ trường hợp cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm.
2. Các mục đích không bị cấm
a) Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu, y tế, dược phẩm và các mục đích hòa bình khác;
b) Bảo vệ liên quan trực tiếp đến việc phòng, chống hóa chất độc và vũ khí hóa học;
c) Hoạt động quốc phòng, an ninh không gắn với việc sử dụng vũ khí hóa học và không sử dụng độc tính của hóa chất như là phương tiện chiến tranh;
d) Cưỡng chế thi hành luật, kể cả chống bạo loạn trong nước.

Theo quy định trên thì việc sử dụng chất chống bạo loạn như là phương tiện chiến tranh là hành vi bị nghiêm cấm.

Cho nên chất chống bạo loạn không được sử dụng như phương tiện chiến tranh.

Chất chống bạo loạn
Vũ khí hủy diệt hàng loạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thanh sát quốc tế là gì? Thanh sát quốc tế được thực hiện theo trình tự ra sao theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thế nào?
Pháp luật
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Chất chống bạo loạn là gì? Việc thay đổi tên hóa chất chống bạo loạn có cần phải thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học không?
Pháp luật
Việc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của tổ chức, cá nhân bị thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có những căn cứ sau nào?
Pháp luật
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những nội dung gì? Và được thực hiện dưới những hình thức thế nào?
Pháp luật
Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì? Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Pháp luật
Cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an?
Pháp luật
Vũ khí hạt nhân có phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt không? Các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất chống bạo loạn
844 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất chống bạo loạn Vũ khí hủy diệt hàng loạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất chống bạo loạn Xem toàn bộ văn bản về Vũ khí hủy diệt hàng loạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào